Đái tháo đường: Kẻ gây thương tật thầm lặng cho bộ xương

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Khắc Khôi Nguyên - Bác sĩ chấn thương chỉnh hình, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Gãy xương có thể xảy ra khi có các bệnh lý mắc kèm dẫn đến làm suy giảm sức mạnh của xương. Đái tháo đường đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới và là một yếu tố nguy cơ dẫn đến gãy xương. Bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 có ảnh hưởng khác nhau đến mật độ khoáng của xương nhưng có chung hậu quả làm xương dễ gãy.

1. Đái tháo đường- kẻ gây thương tật thầm lặng

Đái tháo đường type 2 làm tăng nguy cơ gãy xương ở các vị trí bất kỳ gấp 1,2 lần, gãy xương mắt cá chân tăng lên 1,3 lần và gãy đầu dưới xương quay 1,2 lần. Ở phụ nữ đái tháo đường type 2 có tỉ lệ gãy xương cao hơn đáng kể.

Cụ thể, nguy cơ gãy xương hông cao gấp 1,82 lần, gãy đầu trên xương cánh tay 1,94 lần so với người nữ không đái tháo đường. Ở nam giới, nguy cơ gãy xương ngoài cột sống ở người đái tháo đường có dùng Insulin cao hơn so 1,74 lần nhưng không thể loại trừ tác dụng phụ của việc điều trị.

Nam giới mắc bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ gãy xương cao gấp 2,76 lần so với nam giới mắc chứng tăng đường huyết. Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng thời gian mắc bệnh đái tháo đường dài hơn và kiểm soát đường huyết kém hơn khiến nguy cơ gãy xương tăng cao hơn.

Ở nhóm đái tháo đường type 1, nguy cơ gãy xương còn cao hơn rõ rệt. Người đái tháo đường type 1 có nguy cơ gãy xương bất kì vị trí nào cao hơn 3,16 lần so với người bình thường.

Nguy cơ gãy xương đốt sống không triệu chứng tăng 320% so với người không đái tháo đường. Một nghiên cứu ở Vương quốc Anh đánh giá gãy xương ở nam và nữ từ 0 đến 89 tuổi mắc bệnh đái tháo đường type 1. Họ phát hiện ra rằng nguy cơ gãy xương ở bất kỳ loại nào đều tăng ở cả hai giới và ở mọi lứa tuổi so với những người không mắc bệnh đái tháo đường.

Khi phân tầng theo độ tuổi, phụ nữ có đái tháo đường type 1 ở độ tuổi 40 có nguy cơ gãy xương cao nhất (cao hơn 82% so với phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường). Nam giới đái tháo đường type 1 ở độ tuổi 60-69 có nguy cơ gãy xương ở bất kỳ vị trí nào cao gấp 2 lần so với những người đàn ông không mắc bệnh tiểu đường trong cùng nhóm tuổi.

Thận đái tháo đường
Nam giới mắc đái tháo đường type 1 độ tuổi 60-69 có nguy cơ cao gãy xương

Gãy cổ xương đùi là biến cố gãy xương nghiêm trọng ở người đái tháo đường. Người đái tháo đường type 2 có nguy cơ gãy cổ xương đùi cao gấp 1,4 lần. Ở người đái tháo đường type 1, nguy cơ gãy cổ xương đùi còn cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường (cao gấp 3,78 lần). Ở nam giới đái tháo đường type 1 ở độ tuổi 60-69 có nguy cơ gãy xương hông tăng hơn gấp 4 lần. Ở phụ nữ đái tháo đường type 1, nguy cơ gãy cổ xương đùi cao gấp 6 lần so với những người không đái tháo đường. Tỷ lệ gãy cổ xương đùi xảy ra sớm hơn từ 10 đến 15 năm ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 so với những người bình thường.

Thực tế đã được chứng minh ở người đái tháo đường, nguy cơ gãy xương gia tăng kéo dài trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nguy cơ gãy xương không tăng trong vòng 5 năm đầu của bệnh tiểu đường. Nguy cơ này tăng cao ở các bệnh nhân bị tiểu đường 10 năm trở lên. Điều này cho thấy, người đái tháo đường càng lớn tuổi, càng phải chú ý vấn đề té ngã và gãy xương.

2. Đâu là nguyên nhân?

Nguy cơ té ngã gia tăng ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường so với người cao tuổi khỏe mạnh. Một số yếu tố nguy cơ gây té ngã ở bệnh nhân đái tháo đường bao gồm: giảm thị lực do bệnh võng mạc đái tháo đường, suy giảm thần kinh và nhận thức, các bệnh đồng mắc - đặc biệt là tim mạch, rủi ro liên quan đến sử dụng thuốc (hạ đường huyết, hạ huyết áp). Số lần bị té ngã là yếu tố quyết định nguy cơ gãy xương.

Do đó, người bệnh và gia đình cần nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ té ngã, kiểm soát bệnh tối ưu. Tuy nhiên, nguy cơ gãy xương nói chung ở người đái tháo đường type 2 vẫn tăng lên sau khi kiểm soát các yếu tố gây ngã.

Điều đó đồng nghĩa rằng, các bất thường liên quan đến giảm sức mạnh của xương vẫn tiếp tục diễn ra ở bệnh nhân đái tháo đường. Các thử nghiệm đo sức mạnh của xương trong bệnh đái tháo đường đều có kết quả suy giảm. Điều này liên quan đến vi cấu trúc xương bị thay đổi và nguy cơ gãy xương cao hơn. Quá trình tiêu hủy xương và các dấu hiệu tạo xương đều giảm trong bệnh đái tháo đường type 2.

Ngất xỉu
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc té ngã ở người bệnh đái tháo đường

3. Yếu tố nguy cơ gãy xương ở người đái tháo đường

Các yếu tố nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân đái tháo đường có thể liệt kê gồm các yếu tố có thể thay đổi được và nhóm các yếu tố không thay đổi được.

Các yếu tố không thay đổi được bao gồm:

  • Thời gian tiểu đường> 5 năm
  • Tuổi, giới tính, chiều cao
  • Bị viêm khớp dạng thấp
  • Tiền sử bị gãy xương trước đây
  • Tiền sử gia đình bị gãy xương hông
  • Biến chứng mạch máu nhỏ của đái tháo đường: bệnh thần kinh ngoại vi và tự chủ, bệnh võng mạc, bệnh thận

Các yếu tố có thể thay đổi được bao gồm:

  • Mật độ khoáng xương thấp
  • Ngã tái phát
  • Thuốc trị tiểu đường: insulin, TZDs, có thể là thuốc ức chế SGLT2
  • HbA1c> 7%
  • Cân nặng
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu bia
  • Sử dụng glucocorticoid
kháng insulin
Insulin là thuốc điều trị tiểu đường thuộc yếu tố có thể thay đổi

Tóm lại, đái tháo đường gây suy giảm sức mạnh bộ xương một cách âm thầm. Vấn đề này thường không có triệu chứng lâm sàng, dễ bị lãng quên, thậm chí người bệnh chỉ bắt đầu để ý đến sức khỏe bộ xương cho đến khi bị gãy xương.

Trong khi đó, gãy xương là một biến cố quan trọng của bệnh tật và tử vong. Vì vậy, đái tháo đường là kẻ gây thương tật thầm lặng cho bộ xương. Phát hiện sớm, điều trị loãng xương kịp thời, dự phòng ngã, và kiểm soát đường huyết tốt là những biện pháp căn bản để hạn chế gãy xương ở người đái tháo đường.

Hiện nay, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park có triển khai dịch vụ tầm soát loãng xương ở người đái tháo đường. Tại Vinmec đang ứng dụng phương pháp đánh giá mật độ xương trong chẩn đoán loãng xương hoặc nguy cơ gãy xương.

Với ngũ y bác sĩ thực hiện tại Vinmec có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; thiết bị y tế được trang bị đầy đủ, hiện đại, trong đó có máy đo độ loãng xương DEXA giúp phát hiện và đánh giá chính xác tình trạng bệnh, sử dụng liều tia X ít hơn so với chụp X quang, do đó an toàn hơn cho bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

229 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Trắc nghiệm: Bạn có biết mình nên ăn gì khi bị tiểu đường không?

    Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường luôn cần được chú ý. Người bệnh sẽ bị hạn chế một số thực phẩm nhất định. Vậy người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý như thế nào về ...

    Đọc thêm
  • thuốc Byetta
    Công dụng của thuốc Byetta

    Bệnh đái tháo đường type II là căn bệnh mãn tính vô cùng phổ biến trong dân số ngày nay. Theo đó các thuốc điều trị đái tháo đường cũng rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh các thuốc ...

    Đọc thêm
  • necaral 4
    Công dụng thuốc Necaral 4

    Thuốc Necaral 4 chứa thành phần chính là Glimepiride. Thuốc đạt công dụng tích cực trong kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 không phụ thuộc Insulin. Đọc ngay bài viết dưới đây để có ...

    Đọc thêm
  • người bệnh tiểu đường
    Kiểm soát bệnh tiểu đường trong 10 phút

    Kiểm soát đường huyết cũng là phương pháp giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân kể cả khi không bị mắc hội chứng tiểu đường type 2. Đôi khi những hành động nhỏ hàng ngày chỉ mất không đến ...

    Đọc thêm
  • Sigmaryl
    Công dụng thuốc Sigmaryl

    Sigmaryl là thuốc thuộc nhóm Hormon, nội tiết tố, được chỉ định kết hợp cùng chế độ ăn và luyện tập nhằm kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 không phụ thuộc Insulin. Cùng theo ...

    Đọc thêm