Đau buốt do viêm khớp cùng chậu phải làm sao?

Hỏi

Chào bác sĩ ạ! Em bị viêm khớp vùng chậu, ngồi lâu đứng dậy đau, nằm một lúc hay sáng dậy dẫm chân xuống đất đau buốt vùng mông, mặc quần hay xỏ tất khó khăn, đang nằm hắt xì cái đau điếng người, tối nằm chuyển mình buốt. Em mới 22 tuổi, thật sự rất bi ai về bệnh này, em nghe bảo nó là nan y, không chữa khỏi dứt điểm được và không thể chạy. Do em đau quá, người nhà dẫn đi tiêm 2 mũi hết 1.800.000 đồng, tiêm 20 phút em không cảm thấy đau mỗi khi ngồi xuống, đứng nên tối về ngủ ngon. Người nhà em muốn rạch ròi về loại bệnh và cách chữa trị sợ tiêm gây teo cơ hoặc hỏng xương nên đã đi viện khám và được bác sĩ kê thuốc Nam sắc chân không đóng túi uống. Em lấy hẳn 40 túi là 40 ngày uống nhưng không đỡ nhiều, uống hết một thời gian sáng dậy không đi nổi mà phải dựa tường để đi, thấy thế bà em lấy rượu gừng bóp vùng hông em thấy đỡ nhưng bây giờ nó vẫn nhức nhói khi đi hay nằm nhiều, chỉ là không dữ dội như trước nữa ạ. Mong bác sĩ tư vấn!

Phạm Vũ Long (1999)

Chào bác sĩ, em năm nay 21 tuổi đến bệnh viện được các bác sĩ chuẩn đoán là bị viêm khớp vùng xương chậu, bệnh này em có thể điều trị ở nhà không ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp em. Cảm ơn bác sĩ.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn! Không biết bạn dùng từ có chính xác không? Viêm khớp cùng chậu, chứ không phải viêm khớp vùng chậu. Bạn đã đi khám ở đâu? Làm những xét nghiệm cận lâm sàng gì để chẩn đoán? Viêm khớp cùng chậu ở lứa tuổi như bạn thường là dấu hiệu khởi đầu của viêm cột sống dính khớp.

Chẩn đoán ngoài chụp Xquang hoặc cộng hưởng từ cột sống thắt lưng, khớp cùng chậu thì phải làm thêm các xét nghiệm về phản ứng viêm (máu lắng, CRP); xét nghiệm cơ bản và một xét nghiệm quan trọng là HLA B27, đây là xét nghiệm về gen, đặc hiệu cho bệnh viêm cột sống dính khớp (dương tính > 90% ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp).

Điều trị và theo dõi liên tục, lâu dài bằng các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, một số không đáp ứng phải dùng các thuốc sinh học bạn nhé.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng.

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Tuyết Nhung - Bác sĩ Cơ - Xương - Khớp - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

693 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • secukinumab
    Tìm hiểu về thuốc Secukinumab

    Thuốc Secukinumab là thuốc kê đơn, dùng điều trị bệnh nhân bị vảy nến mức độ trung bình đến nặng. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Secukinumab, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên ...

    Đọc thêm
  • thuốc Ausxicam
    Công dụng thuốc Ausxicam

    Thuốc Ausxicam có hoạt chất chính là Meloxicam, thuốc kháng viêm giảm không steroid (NSAID). Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhờ ức chế tổng hợp các prostaglandin, chất trung gian hoá học gây viêm, sốt, đau. Tham ...

    Đọc thêm
  • Naprosyn
    Tác dụng của thuốc Naprosyn

    Naprosyn – thuộc danh mục nhóm thuốc chống viêm không steroid dùng theo đơn. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Naprosyn sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không ...

    Đọc thêm
  • Taltz
    Tác dụng của thuốc Taltz

    Thuốc Taltz là một loại thuốc ức chế miễn dịch được phê duyệt để điều trị vảy nến cho đối tượng trẻ em từ trên 6 tuổi. Thuốc giúp kiểm soát bệnh, giảm các dấu hiệu khó chịu do bệnh ...

    Đọc thêm
  • zeloxicam
    Công dụng thuốc Zeloxicam 7.5

    Meloxicam là một chất kháng viêm không steroid được sử dụng rất rộng rãi. Meloxicam có trong nhiều sản phẩm, trong đó bao gồm Zeloxicam. Vậy Zeloxicam là thuốc gì và dùng như thế nào?

    Đọc thêm