Đi tiểu ra máu kéo dài có nguy hiểm không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Mẹ tôi bị ung thư cổ tử cung đã xạ trị. Sau đó di căn sang thận, 6 tháng phải thay ống dẫn tiểu. Cách đây 1 năm các bác sĩ quyết định không đặt ống vì thay ống hết được, đặt ống vô không được, ra máu, đau.... Một trái thận đã sang độ 3. Hiện mẹ tôi đang nằm bệnh viện vì nghẹt đường tiểu, 1 tuần nay tiểu ra máu. Bác sĩ cho truyền dịch 1 bên, 1 bên đâm đường tiểu. Do dịch bệnh nên bác sĩ không xuống khám, chỉ có điều dưỡng thực hiện và đưa thuốc. Bác sĩ cho tôi hỏi, đi tiểu ra máu kéo dài có nguy hiểm không? Có cách nào hết ra máu? Mẹ tôi có phải cắt 1 trái thận không?

Nguyễn Thị Ngọc Ngân (1984)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thọ - Bác sĩ Ngoại Tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đi tiểu ra máu kéo dài có nguy hiểm không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Mẹ bạn bị ung thư cổ tử cung, đã xạ trị và đã di căn sang thận (bác sĩ nghĩ là do di căn xâm lấn vào hai niệu quản gây ứ nước hai thận). Còn 1 bên thận trái thận đã giãn độ 3, tiểu máu như vậy là rất nguy hiểm. Nguyên nhân có thể do u xâm lấn sang bàng quang, xâm lấn và niệu quản. Mẹ bạn cần khám chuyên khoa sớm nhất có thể để đánh giá tình trạng bệnh cũng như làm xét nghiệm giúp chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Mẹ bạn bị thận trái giãn độ 3 có thể chưa phải cắt thận mà áp dụng các phương pháp nội soi đặt sonde JJ từ niệu quản lên thận, nếu không được thì có thể đặt dẫn lưu thận quản ngược dòng hoặc dẫn lưu thận ra da.

Nếu bạn còn thắc mắc về đi tiểu ra máu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

61 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bệnh nào cần cắt toàn bộ thận?
    Bệnh nào cần cắt toàn bộ thận?

    Thận là cơ quan có hình hạt đậu, nằm ở hai bên của bụng. Thận có chức năng sản xuất hormone, lọc nước và chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Trong một số bệnh lý, phẫu thuật cắt bỏ ...

    Đọc thêm
  • Dị vật bàng quang
    Dị vật bàng quang có nguy hiểm?

    Dị vật ở bàng quang là các vật hữu hình do nguyên nhân chủ quan hay khách quan đưa các vật đó vào nằm trong bàng quang, đây là bệnh lý rất hiếm gặp.

    Đọc thêm
  • Điều trị bệnh nhi chấn thương thận
    Điều trị bệnh nhi chấn thương thận

    Chấn thương thận, bàng quang, niệu quản hay niệu đạo là những tổn thương kín của hệ tiết niệu. Trong số này, trẻ em bị chấn thương thận chiếm tỷ lệ cao nhất với 60 - 90% các trường hợp ...

    Đọc thêm
  • Điều trị bệnh nhi chấn thương thận
    Nhận diện dấu hiệu chấn thương thận ở trẻ nhỏ

    Chấn thương thận ở trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất trong các chấn thương hệ tiết niệu. Nhận biết sớm các dấu hiệu chấn thương thận giúp việc điều trị được thuận lợi hơn, tránh được những biến chứng ...

    Đọc thêm
  • Tiểu máu ở người lớn
    Tiểu máu ở người lớn

    Tiểu máu ở người lớn là tình trạng thường gặp và cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để điều trị tiểu máu ở người lớn hiệu quả thì bác sĩ cần dựa vào nguyên nhân ...

    Đọc thêm