Phương pháp điều trị loét tá tràng như thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Tôi năm nay 65 tuổi bị viêm dạ dày loét tá tràng đã nhiều năm. Gần đây, tôi thấy bị nóng và đau ở vùng bụng, thỉnh thoảng cảm thấy người hơi ngấy sốt (1 ngày khoảng 2, 3 lần) 1 lúc là hết. Tôi ra viện nội soi mấy tháng nay thì loét tá tràng 0.6. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi phương pháp điều trị loét tá tràng như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quế Phương - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bác,

Với câu hỏi “Phương pháp điều trị loét tá tràng như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Theo như bác trao đổi bác có tiền sử viêm loét dạ dày đã nội soi, nhưng hiện tại vẫn còn cảm giác nóng và đau bụng có thể làm tình trạng viêm dạ dày của bác chưa ổn định, hơn nữa bác có biểu hiện ngấy sốt thì bác nên đo chính xác nhiệt độ là bao nhiêu, nếu sốt nhẹ kéo dài cần tìm các nguyên nhân khác kết hợp, do vậy bác nên khám chuyên khoa tiêu hóa để được xem lại tình trạng viêm loét dạ dày của bác như thế nào, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung để điều trị nếu cần.

Bác nên ăn thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán, Ăn chậm và nhai kỹ để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn. Bác cũng nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid, không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa. Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa - hấp thu.

Nếu bác còn thắc mắc về điều trị loét tá tràng, bác có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bác có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

100 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • rabenobe
    Công dụng thuốc Rabenobe

    Thuốc Rabenobe thường được kê đơn sử dụng để điều trị cho các chứng loét tá tràng, bệnh lý hồi lưu dạ dày thực quản, loét dạ dày hoặc một số vấn đề về tiêu hoá khác. Trước và trong ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Panloc
    Công dụng thuốc Panloc

    Panloc là thuốc nhóm đường tiêu hoá, chứa thành phần chính là Pantoprazol, hàm lượng 40mg, được bào chế dạng bột pha tiêm, đóng gói theo hộp 1 lọ hoặc 10 lọ. Thuốc được dùng trong các bệnh lý đường ...

    Đọc thêm
  • Helirab 20
    Công dụng thuốc Helirab 20

    Thuốc Helirab 20 được sử dụng trong điều trị loét dạ dày, loét tá tràng, loét miệng, viêm thực quản hồi lưu với thành phần chính trong thuốc là Rabeprazole 20mg. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Tầm soát ung thư dạ dày giúp điều trị kịp thời, dứt điểm
    Quy trình khám sàng lọc sớm ung thư dạ dày diễn ra như thế nào?

    Bệnh ung thư dạ dày đang diễn ra rất phổ biến, có xu hướng trẻ hóa và tăng nhanh. Điều trị sẽ khó khăn, vất vả hơn, đồng thời người bệnh cũng bị rút ngắn tuổi thọ nếu phát hiện ...

    Đọc thêm
  • Facidintas
    Công dụng thuốc Facidintas

    Facidintas có hoạt chất chính là Famotidin, một thuốc kháng histamin tại thụ thể H2. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các bệnh lý ...

    Đọc thêm