11 thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh tiểu đường

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Thắng - Phó khoa khám bệnh & Nội khoa kiêm trưởng Đơn nguyên Nội trú Nội - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Tiền tiểu đường cũng có thể liên quan đến những biến chứng này. Ăn các loại thực phẩm không phù hợp có thể làm tăng lượng đường trong máu, tăng insulin và thúc đẩy quá trình viêm, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

1. Tại sao người mắc bệnh tiểu đường lại gặp vấn đề liên quan đến việc tiêu thụ Carb?

Carbs, protein và chất béo là các chất dinh dưỡng đa lượng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong số ba chất này, cho đến nay carbs vẫn được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường trong máu. Điều này là do chúng được phân hủy thành đường, hoặc glucose và được hấp thụ vào máu.

Carbs bao gồm tinh bột, đường và chất xơ. Tuy nhiên, chất xơ không được tiêu hóa và hấp thụ vào cơ thể như các loại carbs khác, vì vậy nó không làm tăng lượng đường trong máu. Chất xơ được tổng lượng từ carb có trong thực phẩm sẽ cung cấp lượng carb dễ tiêu hóa nhiều hơn. Chẳng hạn, nếu một bát rau trộn chứa 10 gram carbs và 4 gram chất xơ, thì lượng carb dễ tiêu hóa (net) của nó là 6gram.

Khi những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ quá nhiều carbs cùng một lúc, lượng đường trong máu của họ có thể tăng cao lên mức nguy hiểm. Theo thời gian, việc đường huyết luôn mức cao có thể làm hư hại các dây thần kinh và mạch máu trong cơ thể, có thể tạo tiền đề cho các bệnh tim mạch, bệnh thận và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác.

Duy trì lượng carb thấp có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm đáng kể nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường. Vì vậy, điều quan trọng là phải tránh các thực phẩm được liệt kê dưới đây.

Tiểu đường kiêng ăn gì
Carbs bao gồm tinh bột, đường và chất xơ có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường trong máu

2. 11 thực phẩm cần tránh khi bị bệnh tiểu đường

2. 1. Đồ uống có đường

Nguyên nhân là do chúng có lượng carbs rất cao, với một lon soda (354 ml) cung cấp 38 gram. Cùng một lượng trà đá ngọt và nước chanh mỗi loại chứa 36 gram carbs.

Ngoài ra, hàm lượng fructose cao có trong thành phần của chúng có liên quan đến tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác.

Hơn nữa, nồng độ fructose cao trong đồ uống có đường có thể gây ra những xáo trộn trong quá trình trao đổi chất làm tăng lượng mỡ bụng, mức cholesterol và chất béo trung tính có hại. Để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, hãy tiêu thụ nước, soda hoặc trà đá không đường thay vì đồ uống có đường.

2. 2. Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong bơ thực vật, bơ đậu phộng, kem và món ăn đông lạnh. Ngoài ra, các nhà sản xuất thực phẩm cũng thêm chúng vào bánh quy giòn, bánh nướng xốp và các loại bánh nướng khác để giúp kéo dài thời hạn sử dụng.

Mặc dù chất béo chuyển hóa không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu, nhưng chúng có liên quan đến việc làm tình trạng viêm, kháng insulin và mỡ bụng, cũng như làm mức cholesterol HDL "tốt" và chức năng động mạch bị suy giảm. Những ảnh hưởng này đặc biệt liên quan đến những người mắc bệnh tiểu đường, vì họ có nguy cơ mắc bệnh tim. Chính vì vậy, chất béo chuyển hóa đã bị kiểm soát bởi pháp luật ở hầu hết các quốc gia, và năm 2015, FDA đã kêu gọi loại bỏ chúng khỏi các sản phẩm tại thị trường Mỹ.

Cho đến khi chất béo chuyển hóa không còn trong nguồn cung cấp thực phẩm, hãy tránh bất kỳ sản phẩm nào có chứa từ "hydro hóa một phần", một thành phần có trong chất béo chuyển hóa.

Tóm lại, chất béo chuyển hóa là chất béo không bão hòa đã được thay đổi tính chất hóa học để tăng tính ổn định của sản phẩm. Chúng có liên quan đến viêm, kháng insulin, tăng mỡ bụng và bệnh tim.

2. 3. Bánh mì trắng, mì ống và gạo

Bánh mì trắng, gạo và mì ống là những thực phẩm chứa nhiều carb. Ăn bánh mì, bánh mì tròn và các loại thực phẩm bột tinh chế khác đã được chứng minh là làm tăng đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2.

2.4. Sữa chua hương vị trái cây

Sữa chua nguyên chất có thể là một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các giống hương vị trái cây thì lại không. Sữa chua có hương vị thường được làm từ sữa không béo hoặc ít béo, chứa nhiều carbs và đường.Trên thực tế, một cốc sữa chua có hương vị trái cây một ly (245 gram) có thể chứa 47 gram đường, nghĩa là gần 81% lượng calo của nó đến từ đường. Nhiều người coi sữa chua đông lạnh là một thay thế lành mạnh cho kem. Tuy nhiên, nó có thể chứa nhiều hoặc thậm chí nhiều đường hơn kem.Thay vì chọn các loại sữa chua có lượng đường cao có thể tăng lượng đường trong máu và insulin, hãy chọn loại sữa chua nguyên chất, không có đường và có thể có lợi cho sự thèm ăn, kiểm soát cân nặng và sức khỏe đường ruột.

2.5. Ngũ cốc ăn sáng có vị ngọt

Ngay cả ngũ cốc ăn sáng "lành mạnh" cũng không phải là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ, chỉ một nửa cốc ngũ cốc (55 gram), ngũ cốc granola chứa 30 gram carbs tiêu hóa, và hạt nho chứa 41 gram. Hơn thế nữa, mỗi loại chỉ cung cấp 7 gram protein cho mỗi khẩu phần ăn.Để kiểm soát lượng đường trong máu và cơn đói, hãy bỏ qua ngũ cốc và chọn một bữa sáng ít carb dựa trên protein thay thế.Tóm lại, ngũ cốc ăn sáng chứa nhiều carbs nhưng ít protein. Trong khi đó, một bữa sáng giàu protein, ít carb mới là lựa chọn tốt nhất cho bệnh tiểu đường và kiểm soát sự thèm ăn.

2.6. Đồ uống cà phê có hương vị

Đồ uống cà phê có hương vị cũng được nạp carbs. Ngay cả các loại "nhẹ" cũng có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu của bạn. Chẳng hạn, một ly sinh tố caramel 16 ounce (454 ml) từ Starbucks chứa 67 gram carbs, và Frappuccino có cùng kích thước chứa 30 gram carbs.Để giữ lượng đường trong máu trong tầm kiểm soát và ngăn ngừa tăng cân, hãy chọn cà phê hoặc espresso đơn giản với một muỗng kem.

Tiểu đường kiêng ăn gì
Đường ''tự nhiên'' như mật ong có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu

2.7. Mật ong, mật hoa Agave và Xi-rô phong

Những người mắc bệnh tiểu đường thường cố gắng giảm ăn đường trắng, cũng như các món ăn như kẹo, bánh quy và bánh. Tuy nhiên, các dạng đường khác cũng có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Chúng bao gồm đường nâu và đường "tự nhiên" như mật ong, mật hoa agave và xi-rô.

Mặc dù những chất làm ngọt này không được chế biến cao, nhưng chúng chứa nhiều carbs như đường trắng.

Dưới đây là số lượng carbs có trong các thực phẩm giàu đường:

  • Đường trắng: 12,6 gram
  • Mật hoa Agave: 16 gram
  • Mật ong: 17 gram
  • Si rô phong: 13 gram

Trong một nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường có sự tiêu thụ đường trắng và mật ong như nhau, đều gây ra tăng đường huyết, insulin và các dấu hiệu viêm.

Tóm lại, mật ong, mật hoa agave và xi-rô phong không được chế biến như đường trắng, nhưng chúng có thể có tác dụng tương tự đối với lượng đường trong máu, insulin và các dấu hiệu viêm.

2.8. Trái cây sấy khô

Trái cây là nguồn cung cấp của một số vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin C và kali. Khi trái cây được sấy khô, nước bị mất đi dẫn đến sự gia tăng nồng độ của các chất này. Hàm lượng đường cũng trở nên nhiều hơn.

Một chén nho chứa 27 gram carbs, trong đó có 1 gram chất xơ. Ngược lại, một cốc nho khô chứa 115 gram carbs, 5 gram trong số đó là chất xơ. Do đó, nho khô chứa lượng carb nhiều gấp ba lần so với nho. Các loại trái cây sấy khô khác có lượng carbs cao hơn so với trái cây tươi.

Nếu bạn bị tiểu đường, không cần phải từ bỏ trái cây hoàn toàn. Nên sử dụng các loại trái cây ít đường như quả mọng tươi hoặc một quả táo nhỏ có thể mang lại lợi ích sức khỏe trong khi vẫn giữ lượng đường trong máu của bạn trong phạm vi ổn định.

2.9. Thực phẩm ăn nhẹ đóng gói

Bánh quy giòn và các thực phẩm đóng gói khác không phải là lựa chọn tốt trong các thực phẩm ăn nhẹ. Chúng thường được làm bằng bột tinh chế và cung cấp ít chất dinh dưỡng, chúng có thể có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu.

Trên thực tế, các loại thực phẩm này có thể chứa nhiều carbs hơn so với ghi trên nhãn dinh dưỡng của chúng. Một nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm ăn nhẹ cung cấp trung bình nhiều hơn 7,7% carbs so với chỉ số trên nhãn hàng. Nếu cảm thấy đói giữa các bữa ăn, tốt hơn là nên ăn các loại hạt hoặc một vài loại rau ít carb với một ounce phô mai.

2.10. Nước ép trái cây

Mặc dù nước ép trái cây thường được coi là một loại đồ uống tốt cho sức khỏe, nhưng tác dụng của nó đối với lượng đường trong máu thực sự tương tự như nước soda và các loại đồ uống có đường khác. Điều này đúng cho các loại nước trái cây 100% không đường, cũng như các loại có chứa đường. Trong một số trường hợp, nước ép trái cây thậm chí còn có lượng đường và carbs cao hơn soda.

Giống như đồ uống có đường, nước ép trái cây được nạp fructose, loại đường có tác dụng kháng insulin, béo phì và bệnh tim. Một cách khác tốt hơn là thưởng thức một ly nước chanh, cung cấp ít hơn 1 gram carbs và hầu như không chứa calo.

2.11. Khoai tây chiên

Khoai tây chiên là một thực phẩm nên tránh xa, đặc biệt là nếu bị tiểu đường. Bản thân khoai tây có lượng carbs tương đối cao. Một củ khoai tây cỡ trung bình chứa 37 gram carbs, 4 gram trong số đó đến từ chất xơ.

Tuy nhiên, một khi chúng đã được gọt vỏ và chiên trong dầu thực vật, khoai tây có thể gây ra hậu quả nhiều hơn là chỉ tăng lượng đường trong máu.

Thực phẩm chiên rán đã được chứng minh là tạo ra một lượng lớn các hợp chất độc hại như AGEs và aldehyd, có thể thúc đẩy quá trình viêm và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

55.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan