Các dấu hiệu rối loạn chức năng thận

Việc nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường liên quan đến rối loạn chức năng thận giúp bệnh nhân kịp thời thăm khám, chẩn đoán phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.

1. Biểu hiện của rối loạn chức năng thận

1.1. Thay đổi nước tiểu

Bệnh nhân rối loạn chức năng thận thường có sự thay đổi trong thói quen đi tiểu cũng như thành phần nước tiểu. Ngoài ra còn xuất hiện triệu chứng tiểu đêm, hay những khi buồn tiểu bất chợt vào ban ngày. Tính chất nước cũng có sự thay đổi: Vàng hơn bình thường, có khi ngả sang màu cam, đôi khi còn kèm theo mùi khó chịu.

1.2. Phù nề

Khi chức năng của thận bị suy giảm, khả năng lọc cầu thận yếu đi, các chất dư thừa không được loại bỏ, sẽ tích tụ lại bên trong cơ thể. Hậu quả gây ra phù nề, là tình trạng tích tụ chất lỏng trong các khoang, các kẽ nằm bên dưới da, khiến cho một số vùng cơ thể bị trương phình lên. Chất dịch ứ đọng lại tại các cơ quan và các mô có thể gây ra viêm nhiễm, như ở bàn chân, mắt cá chân, trên mặt, tay, bụng.

1.3. Mụn trứng cá

Khi xuất hiện rối loạn chức năng thận, độc tố không được thanh thải ra ngoài mà bị ứ đọng lại trong máu, dẫn đến nguy cơ hình thành mụn trứng cá, đôi khi gây ra ngứa.

1.4. Đau vùng thắt lưng

Cảm giác đau ở vùng thắt lưng hoặc một bên cột sống có khả năng là dấu hiệu của rối loạn chức năng thận. Đôi khi triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với đau cơ, song lại có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận đa nang hoặc sỏi thận.

Các dấu hiệu rối loạn chức năng thận
Biểu hiện đau vùng thắt lưng ở người bị rối loạn chức năng thận

1.5. Buồn nôn, nôn mửa

Triệu chứng buồn nôn, ói mửa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cũng không ngoại trừ khả năng mắc bệnh thận, nhất là khi đi kèm với các dấu hiệu khác như đau thắt lưng và phù nề... Thận được xem là cơ quan chịu trách nhiệm cho việc loại trừ các chất thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, vì vậy khi chức năng của thận suy yếu, khả năng sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn và gây nôn mửa.

1.6. Da khô

Bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận có thể xuất hiện dấu hiệu mất nước, đồng thời da mất đi độ ẩm tự nhiên và trở nên khô.

1.7. Hoa mắt, chóng mặt

Bệnh nhân suy thận hoặc nhiễm trùng thận đôi khi có dấu hiệu thiếu máu. Thiếu máu dẫn đến nhu cầu cung cấp oxy cho các hoạt động của não không được đáp ứng, gây ra hoa mắt, ù tai, chóng mặt. Như vậy, nếu thường xuyên bị chóng mặt, rất có thể sức khỏe của thận đang bất ổn.

1.8. Chán ăn

Nếu đang có cảm giác ăn ngon miệng đột nhiên cảm thấy chán ăn, ăn không ngon thì nhiều khả năng cơ thể đang mắc rối loạn nào đó. Tuy nhiên, không phải chỉ có các rối loạn ở thận mới gây ra triệu chứng này.

Tóm lại, các dấu hiệu của rối loạn chức năng thận có thể điều trị tốt nếu được phát hiện sớm. Ngược lại, khi bệnh lý ở thận đã vào giai đoạn muộn, một số biến chứng liên quan có thể xảy ra, chẳng hạn như tăng huyết áp, nhiễm trùng... Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường như trên, đừng ngần ngại thăm khám bác sĩ để chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Các dấu hiệu rối loạn chức năng thận
Xét nghiệm chẩn đoán rối loạn chức năng thận

2. Xét nghiệm L-FABP phát hiện sớm nguy cơ bệnh thận

2.1. Xét nghiệm L-FABP là gì?

Việc phát hiện sớm nguy cơ bệnh thận là vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng. Xét nghiệm nước tiểu L-FABP giúp đánh giá chức năng thận, được chỉ định tiến hành khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có biểu hiện rối loạn chức năng thận, ngoài ra còn dùng để theo dõi biến chứng tại thận ở những đối tượng bệnh nhân bị tiểu đường và tăng huyết áp.

L-FABP là một loại protein tham gia vào con đường truyền tín hiệu trong quá trình chuyển hóa của acid béo chuỗi dài ở bào tương, từ đó thúc đẩy sự bài tiết các sản phẩm của quá trình peroxy hóa lipid, góp phần bảo vệ tế bào. L-FABP nước tiểu được bài tiết từ ống lượn gần của thận do stress oxy hóa hoặc do rối loạn vi tuần hoàn cấp, hay thiếu máu cục bộ ở ống thận, trước khi xảy ra tình trạng tổn thương mô. Trong trường hợp ống lượn gần bị thiếu máu cục bộ hoặc thiếu oxy, mức L-FABP sẽ tăng cao, đặc biệt là trong nước tiểu. Vì vậy, L-FABP nước tiểu được xem như một dấu ấn sinh học nhằm dự đoán tiên lượng của chức năng thận trong các bệnh thận, bao gồm tổn thương thận cấp, bệnh thận mạn không do đái tháo đường,...

Xét nghiệm L-FABP thực hiện đo hàm lượng L-FABP, nếu giá trị này tăng cao thì khả năng đã xảy ra tổn thương thận, giúp bác sĩ chẩn đoán sớm bệnh thận mạn có kèm theo rối loạn chức năng ống thận, xác định rối loạn vi tuần hoàn cấp ở ống thận.

2.2. Đối tượng áp dụng

  • Sàng lọc suy thận trong chương trình khám sức khỏe hoặc sàng lọc đại trà nếu bác sĩ hoặc bệnh nhân có nghi ngờ rối loạn chức năng thận.
  • Sàng lọc suy thận trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp.
  • Áp dụng cho bệnh nhân có các bệnh lý ở thận, bao gồm: viêm cầu thận cấp và mạn tính, sỏi thận-tiết niệu, viêm đài bể thận, thận đa nang, thận móng ngựa.
  • Theo dõi bệnh nhân trước và sau khi ghép thận
  • Bệnh nhân nằm điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu
  • Trải qua phẫu thuật, bệnh nhân biến chứng nhiễm khuẩn huyết
  • Bệnh nhân được chỉ định chụp X- quang có sử dụng thuốc cản quang chứa iod.

Cho đến nay, Vinmec Times City là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam áp dụng xét nghiệm L-FABP nước tiểu theo công nghệ Nhật Bản trên máy xét nghiệm AU 680 tự động hiện đại, cho kết quả nhanh chóng và chính xác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan