Các phương pháp điều trị hẹp niệu quản

Điều trị hẹp niệu quản cần được tiến hành kịp thời và đúng phương pháp để giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Bệnh hẹp niệu quản là gì?

Ở cơ thể người, niệu quản là một bộ phận có dạng ống nhỏ và dài khoảng 30cm, với nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận xuống dưới bàng quang để đào thải ra bên ngoài. Khi mắc phải bệnh hẹp niệu quản, người bệnh có thể bị hẹp tại một trong 3 vị trí như: hẹp chỗ nối bể thận với bộ phận niệu quản, hẹp vị trí lỗ niệu quản hoặc đoạn niệu quản bắt chéo với động mạch chậu và đoạn niệu quản đổ vào bàng quang.

Người bị hẹp niệu quản chính sẽ bị tắc nghẽn một phần hoặc cả 2 ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Đây là một căn bệnh khá phổ biến nhưng dễ dàng nhận biết và điều trị khỏi bệnh, do đó, phát hiện bệnh càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao.

Trong trường hợp người bệnh không được điều trị kịp thời thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng chuyển biến sang những tình trạng nghiêm trọng hơn và gây ra các cơn đau dữ dội, mất chức năng thận, nhiễm trùng huyết, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

2. Nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng của hẹp niệu quản

Đau quặn thận
Người bệnh sẽ gặp tình trạng đau quặn thận, đau thắt lưng

Người bệnh hẹp niệu quản sẽ có những biểu hiện lâm sàng sau:

Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có những nguyên nhân gây ra bệnh hẹp niệu quản khác nhau, tuy nhiên, các yếu tố có thể xuất phát từ cả bên trong và bên ngoài của niệu quản, bao gồm:

Nguyên nhân từ trong niệu quản:

Nguyên nhân từ bên ngoài niệu quản:

  • Các cơ quan nằm xung quanh của niệu quản bị viêm;
  • Do bị tác động của các khối u tại tử cung, buồng trứng, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt;
  • Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung;
  • Quá trình mang thai khiến tử cung bị tăng kích thước và gây ra sự chèn ép vào niệu quản;
  • Bị táo bón nghiêm trọng.

3. Hẹp niệu quản có nguy hiểm không?

Rất nhiều người tỏ ra băn khoăn không biết bệnh hẹp niệu quản có nguy hiểm không, có thể chữa khỏi hoàn toàn được hay không. Đa số người bệnh hẹp niệu quản đều có thể chữa lành bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, tuy nhiên, trường hợp phát hiện muộn và điều trị không kịp thời thì nguy cơ xảy ra các biến chứng sau:

  • Khiến cho thận bị mất dần các chức năng;
  • Tình trạng chít hẹp sẽ gây lắng đọng chất cặn và hình thành sỏi niệu quản, sỏi thận;
  • Thận ứ nước, nhiễm trùng tiết niệu, ứ mủ thận;
  • Teo thận;
  • Tăng huyết áp.
Tăng huyết áp
Nếu hẹp niệu quản không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra biến chứng như tăng huyết áp

4. Cách điều trị hẹp niệu quản

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị hẹp niệu quản, nhưng chọn cách nào để điều trị thì còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn ở người bệnh. Thông thường, phương pháp điều trị của bác sĩ nhằm giải quyết các nguyên nhân bên ngoài hoặc bên trong niệu quản.

Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hẹp niệu quản nhẹ thì bác sĩ có thể chỉ định nội soi niệu quản và nong rộng đoạn bị hẹp, đặt ống xông JJ.

Nếu bệnh hẹp niệu quản đã chuyển biến nặng thì sẽ sử dụng phương pháp mổ nội soi tạo hình niệu quản, cắt u, lấy sỏi....

Hẹp niệu quản mặc dù là bệnh ít gặp hơn hẹp niệu đạo nhưng để tìm ra cách chữa hẹp niệu quản triệt để cũng gặp nhiều khó khăn, bởi nó là kết quả của tổn thương lành tính hoặc do tổn thương ác tính chèn ép từ bên trong hoặc từ bên ngoài vào. Trên thế giới, phương pháp đặt stent điều trị hẹp niệu quản là phương pháp tiếp cận ít sang chấn, mang lại hiệu quả cao, bắt đầu được sử dụng từ những năm 90 của thế kỷ XX và sử dụng nhiều trong điều trị những năm trở lại đây.

Bệnh nhân bị hẹp niệu quản có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn Ngoại tiết niệu được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm trong khám và chữa các bệnh lý liên quan của hệ tiết niệu, bao gồm cả hẹp niệu quản. Hệ thống y tế Vinmec được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, đạt chuẩn quốc tế; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, giúp quá trình chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan