Cường giáp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Cường giáp là tình trạng bệnh lý do chức năng tuyến giáp tăng tiết quá nhiều hormone giáp trạng vào trong máu. Bệnh này thường hay gặp ở người lớn đặc biệt nữ với thể bệnh điển hình là Basedow nhưng đôi khi thực tế cũng gặp cường giáp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

1. Cường giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình cánh bướm nằm ở vùng cổ. Chức năng chính của tuyến giáp tiết ra các hormone và homrmon này giúp cơ thể kiểm soát quá trình trao đổi chất, đồng thời điều chỉnh tốc độ sử dụng năng lượng nhanh hay chậm của các cơ quan trong cơ thể.

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng tiết hormon giáp T3 và T4 vào hệ tuần hoàn của cơ thể. Sự tăng tiết các hormone này dẫn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng hoạt động quá mức. Hormone T3 và T4 theo máu đi khắp cơ thể tác động vào những cơ quan liên quan, gây rối loạn sự điều hòa hằng định nội môi của cơ thể khiến cơ thể không kiểm soát được.

2. Nguyên nhân gây bệnh cường giáp trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp trẻ em:

  • Nguyên nhân hàng đầu ở trẻ em là Basedow, chiếm tới 98%.
  • Các bệnh lý gây viêm tại tuyến giáp mắc phải bẩm sinh.
  • Sử dụng iod kéo dài để dự phòng bệnh bướu cổ đơn thuần cũng dẫn đến cường giáp.
  • Cường giáp ở trẻ sơ sinh thì nguyên nhân chủ yếu gây ra là do mẹ của trẻ đã hoặc đang mắc bệnh cường giáp nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bị cường giáp thì 2% trẻ sơ sinh cũng bị cường giáp.
Cường giáp ở trẻ sơ sin
Nnếu mẹ bị cường giáp thì 2% trẻ sơ sinh cũng bị cường giáp

3. Dấu hiệu bệnh cường giáp trẻ em là gì?

Triệu chứng lâm sàng của cường giáp có thể gồm 3 dấu hiệu chính:

Các triệu chứng cường giáp lâm sàng biểu hiện điển hình

  • Tăng biến dưỡng: Mệt mỏi, sợ nóng, gầy sút cân, khát và ăn nhiều, hay vã mồ hôi.
  • Triệu chứng tim mạch: Đánh trống ngực, tim đập nhanh, thở mệt, huyết áp tâm thu hơi giảm.
  • Trẻ có thể dễ dàng khóc, dễ dàng bị kích thích, tăng động, dễ xúc động, ngủ không ngon giấc
  • Yếu cơ, run chi, run ngón tay.

Tuyến giáp: Bướu cổ nhìn hoặc sờ thấy được đôi khi nghe thấy âm thổi hay còn gọi là bướu mạch.

Có dấu hiệu mắt lồi, ánh mắt long lanh hoặc phù mi.

Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như

  • Khả năng tập trung kém, chỉ trong một thời gian ngắn.
  • Sụt cân, chậm lớn.
  • Đôi khi, sụp mí mắt trên và ít chớp mắt.
  • Da mỏng, ửng đỏ, sờ thấy ấm nóng nhất là ở lòng bàn tay, cổ mặt.
  • Có những cơn toát mồ hôi, tăng thân nhiệt cơ thể.
  • Dậy thì chậm, mất kinh hoặc kinh ít hơn bình thường.
  • Bệnh dễ nhầm với bướu cổ đơn thuần.

4. Dấu hiệu cường giáp ở trẻ sơ sinh

Nếu mẹ đã hoặc đang điều trị cường giáp thì khi trẻ sau khi sinh có thể sẽ có các biểu hiện cường giáp như: quấy khóc nhiều, thở nhanh, rối loạn tiêu hóa, mắt lồi, co rút mi trên, phù quanh mí mắt và đôi khi bướu cổ nhìn thấy được.

5. Cường giáp trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh cường giáp ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng như:

  • Biến chứng tim mạch: Có thể gây rối loạn nhịp tim, suy tim.
  • Tâm thần: Kích động, lú lẫn, nói sảng.
  • Hệ cơ xương: Nhược cơ hoặc liệt cơ.
  • Cơn nhiễm độc giáp cấp: Đây là một cấp cứu nội khoa nếu không xử trí kịp thời có thể tử vong. Bệnh xả y ra đột ngột, với các triệu chứng như thân nhiệt tăng cao, vã mồ hôi, nôn ói, tiêu chảy, kích động, mê sảng, liệt cơ, hôn mê, nhịp tim rất nhanh, loạn nhịp, suy tim và cuối cùng dẫn đến trụy tim mạch.

6. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh cường giáp

Cường giáp ở trẻ sơ sinh
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh cường giáp
  • Xét nghiệm máu: Hormoc tuyến giáp T3 T4 toàn bộ và FT3, FT4 tự do. Đồng thời giảm TSH (hormone gây kích thích bài tiết hormon giáp).
  • Có sự hiện diện kháng thể kháng tuyến giáp trong máu: Anti-TPO, Anti TG, TRAb.
  • Siêu âm tuyến giáp hay có hình ảnh bướu giáp to lan tỏa.
  • Đường huyết có thể tăng, cholesterol giảm.
  • Điện tâm đồ với nhịp tim nhanh hoặc dấu hiệu suy tim.

7. Điều trị cường giáp ở trẻ em

Điều trị bệnh cường giáp trẻ em ưu tiên điều trị nội khoa, nếu trong trường hợp khi điều trị nội khoa mà bệnh nhi tái phát nhiều lần hoặc không có kết quả mới sử dụng đến các phương pháp khác như iod phóng xạ hoặc phẫu thuật.

Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc kháng giáp trạng có gốc Thiouracil, 2 loại thuốc được dùng nhiều nhất là Propylthiouracil (PTU) và Methimazole. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình kết hợp iod hữu cơ với tyrosin tại tuyến giáp để sản xuất ra T3, T4. Methimazole (Neo-mercazole viên: 5mg – 20mg), liều tấn công: 0.5 – 1 mg/kg/ngày (chia 3 - 4 lần uống) tối đa 50mg/ngày. Hoặc PTU: 5- 10mg/kg/ngày chia 3 lần.

Thời gian tấn công kéo dài 2 - 3 tháng.

Khi xét nghiệm chức năng tuyến giáp trở về bình giáp thì chuyển sang điều trị duy trì với liều giảm dần đến mức tối thiểu mà T3 T4 vẫn ở mức bình thường.

Điều trị iod phóng xạ: Trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc chống chỉ định.

Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt tuyến giáp nếu như điều trị nội không hiệu quả và bệnh tái phát nhiều lần.

8. Điều trị cường giáp ở trẻ sơ sinh

Điều trị nội khoa:

PTU: 5- 10 mg/kg/ngày chia 3 lần hoặc Neo-mercazole 1mg/kg/3 lần mỗi ngày. Thời gian điều trị trung bình là 6 tuần, có thể ngưng điều trị khi T3 T4 về bình thường và không còn kháng thể kháng giáp lưu hành trong máu. Có thể dùng thêm Corticoid hoặc kèm Thyroxine 1-3μg/kg/ngày trong vài ngày rồi giảm dần để tránh suy giáp.

9. Phòng bệnh cường giáp trẻ em

Do bệnh cường giáp nguyên nhân chủ yếu là do tự bên trong cơ thể nên cha mẹ hầu như không phòng tránh được tuyệt đối cho con. Phụ huynh cần theo dõi, chăm sóc trẻ để phát hiện các biểu hiện sớm của cường giáp để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để tăng hiệu quả điều trị nên cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, xúc động quá mức.

Chế độ ăn phù hợp như:

Ăn bổ sung thêm nhiều chất đạm, hoa quả, rau xanh và bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B...

Hạn chế dùng những thức ăn có chứa nhiều iod hoặc sử dụng muối iod.

Cho trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám ngay khi có nghi ngờ.

Cường giáp ở trẻ sơ sinh
Ăn bổ sung thêm nhiều chất đạm, hoa quả, rau xanh và bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B...

9. Khám cường giáp trẻ em ở đâu uy tín?

Chuyên khoa Nội tiết -Tiểu đường - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một địa chỉ đáng tin cậy cho cha mẹ gửi gắm sức khỏe của con. Chuyên khoa Nội tiết trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị, dựa trên đặc tính bệnh - các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon.

Các bệnh thường gặp bao gồm: rối loạn tuyến giáp, cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Grave-Basedow, tiểu đường, rối loạn cholesterol, tuyến yên và tuyến thượng thận, các rối loạn hormone sinh sản, hạ đường huyết, loãng xương, còi xương và chứng nhuyễn xương, rối loạn tuyến yên, u tuyến yên,...

Chuyên khoa áp dụng các kỹ thuật mới trong điều trị bệnh: điều trị nhân lành tính tuyến giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần (tránh được cho bệnh nhân cuộc phẫu thuật nhân tuyến giáp). Đặc biệt tại đây có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan