Người bị loét dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

Loét dạ dày là một chứng bệnh khá phổ biến, và trong quá trình điều trị, chế độ ăn đối với những người không may bị loét dạ dày giữ vai trò quan trọng. Vậy người bị loét dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

1. Nguyên nhân gây loét dạ dày?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới loét dạ dày, nhưng chủ yếu nhất là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Mặc dù các loại thực phẩm không phải là nguyên nhân, cũng như không có tác dụng điều trị loét dạ dày, nhưng chúng có thể tác động đến việc làm lành vết loét nhanh hơn hoặc làm các cơn đau của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn.

2. Những thực phẩm tốt nhất cho người bị loét dạ dày

  • Thực phẩm chứa lợi khuẩn: Các thực phẩm như sữa chua, miso, kim chi, sauerkraut, kombucha hay tempeh là những thực phẩm giàu lợi khuẩn (probiotic). Những thực phẩm này tốt cho bệnh nhân loét dạ dày bởi lợi khuẩn hỗ trợ đầy lùi Helicobacter pylori, giúp quá trình điều trị lành vết loét thuận lợi hơn.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Táo, lê, yến mạch, và các loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bệnh nhân loét dạ dày ở hai điểm. Thứ nhất, chất xơ có thể làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, khiến các triệu chứng đau và chướng nhẹ đi. Thứ hai, các nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn giàu chất xơ giúp hạn chế loét dạ dày.
Chất xơ
Những thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho người bị loét dạ dày

  • Khoai lang: Khoai lang giàu vitamin A, và có bằng chứng cho thấy điều này giúp hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày cũng như đóng vai trò nhất định đối với việc phòng ngừa xuất hiện các vết loét. Các thực phẩm giàu vitamin A khác gồm có rau chân vịt, cà rốt, dưa vàng và gan bò.
  • Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa rất nhiều vitamin C giúp bảo vệ dạ dày khỏi các vết loét ở các khía cạnh khác nhau, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền vết thương. Những người thiếu vitamin C dễ xuất hiện các vết loét hơn những người khác. Ngoài ớt chuông đỏ, nhiều loại thực phẩm khác cũng giàu vitamin C, như các loại trái cây thuộc chi cam chanh, dâu tây, kiwi, và cả bông cải xanh.

3. Những thực phẩm không tốt cho người bị loét dạ dày

  • Sữa tươi: Trước khi các phương thức điều trị loét dạ dày hiện đại ra đời, sữa đã từng được tin rằng có khả năng làm liền các vết loét dạ dày, nhưng nó là một niềm tin sai lầm. Sữa không những không có khả năng làm liền hay giảm nhẹ các vết loét, mà nó còn có thể khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn, làm cho tình trạng loét trở nên tệ hơn.
  • Rượu và đồ uống có cồn: Nếu là người có nguy cơ cao bị loét dạ dày hoặc đã có vết loét, tốt nhất là nên tránh rượu và đồ uống có cồn hoàn toàn, hoặc hạn chế tối đa, bởi các nghiên cứu đã chứng minh chúng gây kích thích và thậm chí gây tổn hại tới ống tiêu hóa, và khiến các vết loét trầm trọng hơn.
Bia rượu
Đồ uống có cồn làm tổn thương dạ dày và ống tiêu hóa
  • Các đồ ăn giàu chất béo: Các đồ ăn giàu chất béo tốn nhiều thời gian để tiêu hóa hơn, dẫn tới tình trạng đau và chướng bụng, và tình trạng càng tệ hơn ở người bị loét dạ dày. Tốt nhất là hãy hạn chế tiêu thụ các đồ ăn này.
  • Đồ ăn cay: Trong một thời gian dài đồ ăn cay bị coi là thủ phạm gây loét dạ dày, nhưng thực tế điều này là không đúng. Tuy nhiên ở một số người, đồ ăn cay khiến các triệu chứng trở nên tệ hơn, do đó những người bị loét dạ dày không nên sử dụng đồ ăn cay.
  • Trái cây thuộc chi cam chanh: Các trái cây thuộc chi cam chanh có chứa các acid tự nhiên, kích thích các vết loét. Tuy nhiên hiện nay không có bằng chứng đủ thuyết phục cho vấn đề này. Dù vậy phản ứng của mỗi người trước mỗi loại thực phẩm là khác nhau, do đó nếu sau khi sử dụng mà các triệu chứng trở nên tệ hơn thì tốt nhất không nên dùng.
  • Chocolate: Đây là một đồ ăn ngon và có nhiều ích lợi cho sức khỏe, tuy nhiên một số người bị loét dạ dày cho biết sau khi ăn xong họ thấy khó chịu. Do đó nếu sau khi ăn chocolate mà không cảm thấy thoải mái thì không nên tiếp tục sử dụng.
  • Caffeine: Kết quả các nghiên cứu về caffeine trên bệnh nhân loét dạ dày hiện nay đang có sự trái chiều, vì thế chưa thể kết luận chính xác về vấn đề sử dụng caffeine (mà tiêu biểu là cà phê) ở người loét dạ dày. Lời khuyên hạn chế tiêu thụ caffeine là khá phổ biến, và để an toàn nhất, hãy nghe theo cho đến khi các vết loét lành hẳn.

Viêm loét dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị dạ dày. Cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất là thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

Bác sĩ khám bệnh dạ dày
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

55.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan