Kiểm tra chức năng gan như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BSCKII Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Kiểm tra chức năng gan là quá trình đánh giá hoạt động, trạng thái của tế bào gan thông qua các chỉ số xét nghiệm máu, siêu âm,... Kiểm tra chức năng gan giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất các bệnh lý mà gan gặp phải và có phác đồ điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những thông tin về kiểm tra chức năng gan như thế nào, mục đích và những lưu ý gì khi làm kiểm tra,...

1. Kiểm tra chức năng gan như thế nào?

Kiểm tra chức năng gan là một xét nghiệm để chẩn đoán và theo dõi các bệnh hoặc các tổn thương ở gan. Xét nghiệm này đo nồng độ protein và enzym trong máu. Enzym này là các loại protein đặc biệt, làm chất xúc tác, thúc đẩy các phản ứng của cơ thể. Nồng độ enzym trong máu cho biết mức độ tổn thương của gan. Bên cạnh đó, việc kiểm tra sẽ giúp bạn biết được gan có hoạt động tốt hay không.

Nếu chức năng gan không bình thường, có thể dẫn tới các triệu chứng như: Tứ chi vô lực, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy,...

Chức năng sinh lý của gan rất phức tạp, chính vì thế các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cũng vô cùng phong phú. Các bác sĩ sẽ lựa chọn những hạng mục tiêu biểu để tìm hiểu về chức năng của gan có đang hoạt động bình thường hay không. Các hạng mục kiểm tra chức năng gan hiện nay tương đối nhiều, chủ yếu gồm kiểm tra nồng độ Alanine Aminotransferase, Aspartate Aminotransferase, Valley Acyl di truyền Titan Enzyme, nồng độ sắc tố mật Bilirubin trực tiếp, Bilirubin gián tiếp,...

Thông qua các kết quả xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán, đánh giá về hoạt động chức năng gan và có hướng điều chỉnh nếu nó đang hoạt động không tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh về gan như: Viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, gan nhiễm mỡ,... đều có thể khiến chức năng gan suy giảm, do đó những tổn thương mà bệnh có thể gây ra cho gan và sức khỏe của bệnh nhân là khó lường trước được. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về mức độ tổn thương gan ở những người mắc bệnh về gan, cần làm thêm một số chẩn đoán khác như: Siêu âm gan, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ để theo dõi hình ảnh của gan.

2. Mục đích của kiểm tra chức năng gan

Những đối tượng cần kiểm tra đánh giá chức năng gan: Người sử dụng nhiều rượu bia; người sắp kết hôn; phụ nữ khi mang thai; người quan hệ tình dục không an toàn; những người chưa tiêm phòng viêm gan B; người béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ,...

Mục đích của kiểm tra chức năng gan bao gồm:

  • Phát hiện sớm các bệnh về gan.
  • Theo dõi quá trình diễn biến của bệnh: Viêm gan virus hay một số bệnh viêm gan khác để đánh giá phác đồ điều trị đang áp dụng có hiệu quả hay không.
  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
  • Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là xơ gan.

3. Kiểm tra chức năng gan gồm những gì?

Kiểm tra chức năng gan như thế nào?
Xét nghiệm máu đông là dấu hiệu để đánh giá rối loạn chức năng gan nhất định.

Kiểm tra chức năng gan bao gồm:

  • Protein toàn phần - Albumin - Tỉ lệ A/G

Protein trong huyết thanh chủ yếu gồm có Albumin và Globulin, tỉ lệ giữa các thành phần này chính là tỉ lệ A/G.

Giá trị protein toàn phần thấp (chứng giảm protein huyết) hầu hết là do sự suy giảm của Albumin, thường thấy ở những người bị suy dinh dưỡng, tổn thương gây suy tim, mang thai, có u ác tính, mắc hội chứng thận hư. Giá trị này cao phần lớn là do sự gia tăng của Globulin, thường thấy ở người mắc bệnh mất nước, bệnh collagen mạch máu, u tủy,...

  • Bilirubin toàn phần - Bilirubin trực tiếp

Bilirubin là sắc tố hình thành từ sự phân giải của huyết sắc tố (Hemoglobin) khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ.

Tùy vào thời điểm trước hay sau khi được phân giải ở gan mà chúng được chia thành 2 loại là gián tiếp và trực tiếp. Loại trực tiếp sẽ gia tăng khi có tổn thương gan như viêm gan hay xơ gan, hay khi có tổn thương ống mật như sỏi mật; loại gián tiếp sẽ gia tăng khi mắc chứng vàng da tán huyết. Tùy vào thể chất mà cũng có người co giá trị cao (vàng da sinh lý).

Đây là một enzyme được tìm thấy ở tim, gan, cơ vân.

Trong trường hợp gan bị tổn thương hay nhồi máu cơ tim, nó được giải phóng từ các cơ quan nội tạng vào trong máu và thể hiện giá trị cao. Cũng có trường hợp chỉ số này gia tăng sau khi vận động.

Đây là enzyme được tìm thấy chủ yếu ở gan, thể hiện giá trị cao khi mắc bệnh lý gan hoặc bệnh ống mật.

Kiểm tra chức năng gan như thế nào?
Kiểm tra chức năng gan.
  • GGT (Gama- glutamyl - transferase)

Là một enzyme sẽ tăng cao khi cố bất thường ở gan, ổng mạt.

Nhiều trường hợp, chỉ số này tăng cao do uống rượu nên đây là chỉ tiêu xác định tổn thương gan do cồn. Nếu mắc bệnh gan nhiễm mỡ, hội chứng chuyển hóa có liên quan đến kháng insulin, khi sử dụng thường xuyên các loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc hướng tâm thần, thuốc ngủ thì chỉ số này cũng tăng cao.

  • ALP (alkaline phosphatase)

Là enzyme được tìm thấy ở gan, mật, xương, ruột non, nhau thai.

Chỉ số này tăng lên khi mắc các bệnh lý gan, mật, đặc biệt là khi có co thắt hay tắc nghẽn ống mật. Chỉ số này cũng cao ở trẻ em đang trong thời kỳ phát triển xương, phụ nữ sau khi mang thai, thời kỳ phục hồi sau gãy xương, người mắc bệnh cường giáp, ung thư xương di căn. Chỉ số thấp khi mắc bệnh viêm thận mãn tính, thiếu hụt vitamin c, suy giáp. Vì enzyme này được tìm thấy ở nhiều cơ quan nội tạng nên khó để đánh giá có liên quan đến bệnh lý cụ thể.

  • LDH (Lactate Dehydrogenase)

Là enzyme hoạt động khi chuyển hóa Glucose thành năng lượng, phân bố rộng khắp các cơ quan trong toàn bộ cơ thể, như trong gan, tim, thận, phổi, não, cơ, hồng cầu,...

Chỉ số này tăng lên khi mắc các bệnh máu trắng, u ác tính như u lympho ác tính, và tăng lên ngay cả sau khi vận động. Vì thế, đây là xét nghiệm khó đánh giá được sự liên quan tới bệnh lý cụ thể.

>>> Xét nghiệm chức năng gan gồm những gì? Hướng dẫn xem các chỉ số xét nghiệm gan.

4. Những lưu ý khi kiểm tra chức năng gan

  • Nên làm kiểm tra vào buổi sáng

Kiểm tra chức năng gan vào buổi sáng sớm sẽ cho kết quả được chính xác nhất.

  • Không ăn trước khi xét nghiệm

Thông thường, để làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, cần phải nhịn ăn ít nhất từ 4 - 6 tiếng để kết quả được chính xác .

  • Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào

Các loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc chữa bệnh,... tuyệt đối không được dùng trước khi làm xét nghiệm. Việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới kết quả các chỉ số trong xét nghiệm.

  • Không uống rượu bia, thuốc lá

Tất cả các loại chất kích thích có chứa nicotine hoặc đồ uống có cồn đều không tốt cho sức khỏe của bạn. Đồng thời, chúng khiến các chỉ số kiểm tra bị sai lệch, do đó bạn cần ngưng sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá ít nhất 4 giờ trước khi tiến hành các xét nghiệm.

Kiểm tra chức năng gan như thế nào?
Kiểm tra chức năng gan 6 tháng / 1 lần để theo dõi sức khỏe.

Kiểm tra chức năng gan là việc làm vô cùng cần thiết. Người bệnh có thể vẫn cảm thấy cơ thể khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường mà không nghĩ rằng mình đang có nguy cơ mắc bệnh về gan, có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí có thể bị suy gan rất nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi sức khỏe bằng cách đi kiểm tra chức năng gan thường xuyên 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện sớm và ngăn chặn những tình huống xấu có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

83.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan