Đối với nhiễm độc chì, không có khái niệm mức phơi nhiễm an toàn và trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm độc chì và nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm thiếu máu, tổn thương thận và tổn thương não. Dưới đây là những điều bạn cần biết để giúp bảo vệ gia đình mình tránh khỏi nhiễm độc chì.
1. Chì xâm nhập vào cơ thể trẻ như thế nào?
Trẻ em bị nhiễm chì khi hít phải bụi chì, ăn phải những thứ ăn có chứa chì và uống nước bị ô nhiễm chì.
Chúng ta thường sử dụng nước máy để pha sữa và nấu ăn nhưng nó có thể chứa chì trong đó. Bạn không thể nhìn, ngửi hoặc nếm được chì khi nó ở trong nước và việc đun sôi nước sẽ không loại bỏ được chì.
Ngay cả những trẻ không ăn phải thức ăn có chứa chì cũng có thể bị nhiễm chì nếu xung quanh trẻ có các loại đồ dùng được sơn bằng các loại sơn có sơn chứa chì. Trẻ em có thể hít phải bụi chì từ một chiếc cửa được sơn bằng chì hoặc chơi với các đồ vật có sơn chì dính lại trên đó. Một khi bụi chì bám trên tay, chúng sẽ nhanh chóng bay vào miệng khi trẻ liếm ngón tay hoặc ăn bằng tay. Chì không dễ dàng hấp thụ qua da. Thường phụ nữ mang thai có hàm lượng chì trong máu cao có thể truyền sang thai nhi.
2. Đối tượng nguy cơ nhiễm chì
Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm chì phổ biến nhất:
2.1 Sống hoặc dành thời gian ở trong một tòa nhà cũ
Ngôi nhà càng cũ, càng có nhiều khả năng nó được sơn bằng các loại sơn có chứa chì và lượng chì trong sơn càng lớn. Bất kỳ tòa nhà nào được xây dựng trước năm 1978 bao gồm cả trường học, tòa nhà văn phòng và nhà trẻ đều có thể chứa sơn chì.
2.2 Sống gần xa lộ hoặc khu công nghiệp
Chì đã được sử dụng trong xăng dầu, thuốc trừ sâu, vì vậy đất xung quanh các con đường và vườn cây ăn quả có thể bị ô nhiễm chì. Tương tự, khu vực xung quanh các khu công nghiệp như nhà máy cũng có khả năng bị ô nhiễm chì.
2.3 Môi trường làm việc tiếp xúc với chì
Những người có công việc thường xuyên tiếp xúc với chì có thể vô tình mang dư lượng chì về nhà trên tay và quần áo của họ. Nếu bạn làm việc với kính màu hoặc đồ gốm, sửa sang lại đồ nội thất hoặc đến các trường bắn trong nhà thì hãy nhớ tắm và thay quần áo sau khi làm việc.
Ngoài ra, còn có những nguồn có chứa chì khác bao gồm:
- Đồ nội thất cũ, thiết bị sân chơi và đồ chơi được sơn hoặc đánh vecni bằng sản phẩm có chì
- Sàn vinyl cũ và rèm mini
- Chìa khóa đồng
- Đồ thủy tinh pha lê chì và gốm sứ tráng men chì
- Một số đồ trang sức đồ chơi
- Thực phẩm nhập khẩu đóng hộp, hàn chì
- Pin cũ
- Một số vật liệu theo sở thích như vật tư kính màu
- Một số đồ trang điểm như kohl, kajal, surma, son môi
- Các loại hình nghệ thuật dân gian như greta, azarcon, pay-loo-ah,...
3. Cách nhận biết con bạn có bị nhiễm độc chì hay không?
Thông thường, trẻ em bị nhiễm chì không có biểu hiện nào ngay cả khi chúng có hàm lượng chì cao trong cơ thể. Một số các triệu chứng nghi ngờ còn bạn bị nhiễm độc chì có thể xảy ra bao gồm:
- Mệt mỏi hoặc tăng động
- Cáu gắt
- Hành vi hung hăng
- Giảm khoảng chú ý
- Chậm phát triển
- Khó ngủ
- Thiếu máu
- Đau bụng
- Ăn mất ngon
- Giảm cân
- Táo bón
- Nôn mửa
- Đau đầu
- Các vấn đề với sự cân bằng và điều khiển động cơ.
Để tầm soát nhiễm độc chì, trẻ sẽ được thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản. Mặc dù không có lượng chì nào được coi là an toàn, nhưng nếu mức độ chì trong máu của trẻ lớn hơn 5 microgam / decilit (mcg/ dL) thì bạn cần thực hiện các bước để giảm phơi nhiễm cho trẻ. Chức năng não của trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu mức chì là 10 mcg / dL và đối với mức chì trên 45 mcg / dL thì trẻ cần được điều trị y tế.
Tiếp xúc với lượng chì rất cao dẫn đến nồng độ chì trong máu lớn hơn 70 mcg / dL ở trẻ em sẽ gây ra ngộ độc chì cấp tính. Đây là một tình trạng hiếm và nếu bạn biết các nguồn tiếp xúc với chì và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khả năng trẻ mắc bị nhiễm độc chì cấp tính là khá thấp.
4. Khi nào nên cho trẻ đi xét nghiệm để phát hiện nhiễm độc chì?
Trước tiên, hãy nói chuyện với bác sĩ về ý định cho trẻ đi xét nghiệm nhiễm độc chì nếu bạn lo lắng về việc trẻ tiếp xúc với chì. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên tiến hành tầm soát những trẻ em có nguy cơ cao ở độ từ 1 - 2 tuổi.
5. Cách phòng ngừa khỏi phơi nhiễm chì
Bắt đầu với việc hãy giữ bàn tay của trẻ sạch sẽ bằng cách rửa tay cho trẻ nhiều lần một ngày, đặc biệt là sau khi trẻ chơi ngoài trời và trước khi trẻ ăn một bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Phải rửa tay ít nhất 20 giây để loại bỏ các hạt chì.
Giữ cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ bằng cách lau sạch vụn sơn và bụi bằng khăn giấy ướt, lau sàn nhà bằng cây lau ẩm. Bạn cũng nên cân nhắc việc mua máy hút có bộ lọc HEPA để giúp loại bỏ các hạt bụi chì.
Đảm bảo rằng giường và đồ chơi của trẻ không bị bong tróc sơn. Rửa đồ chơi thường xuyên để tránh bị nhiễm bẩn từ bụi hoặc đất.
Nếu con bạn là trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi, đừng để trẻ gặm các bề mặt sơn như bệ cửa sổ, hoặc đồ nội thất. Bổ sung đủ sắt, canxi và vitamin C cho trẻ.
Kiểm tra hệ thống nước máy của gia đình bạn và thực hiện các bước để khử chì nếu cần. Chỉ sử dụng nước lạnh từ vòi để uống, pha sữa và nấu ăn vì nước nóng có nhiều khả năng có lượng chì cao hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com