Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi tại khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trẻ nhỏ khi gặp những vấn đề sức khỏe thường khó diễn đạt bằng lời nói hoặc hành động, nhất là với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bố mẹ có thể nhận biết được bất thường thông qua những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ. Khi thấy trẻ có một trong những dấu hiệu dưới đây cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

1. Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

nhung-dau-hieu-canh-bao-nguy-hiem-o-tre-1
Bố mẹ không nên coi nhẹ những dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ
  • Vàng da: là hiện tượng màu da và tròng mắt bé bị vàng, điều này xảy ra khi một chất gọi là bilirubin tích tụ trong máu, hầu hết trẻ sơ sinh xuất hiện vàng da ở ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh, và tự biến mất sau khoảng 10 ngày với trẻ đủ tháng và 14 ngày với trẻ non tháng. Vàng da không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu lượng bilirubin trong máu quá cao hoặc vàng da kéo dài sẽ trở nên nguy hiểm và gây nhiễm độc thần kinh.
  • Tím tái: hiện tượng da tím xanh thường thấy quanh môi, ngực và bụng của bé, màu sắc xanh tím cho thấy mức oxy trong máu của bé có thể quá thấp. Hiện tượng tím tái có nghĩa là bé đang gặp vấn đề về đường thở, suy hô hấp hoặc bệnh tim
  • Rốn hôi, đỏ: Một em bé khỏe mạnh sẽ rụng rốn sau khoảng 5-10 ngày kể từ khi chào đời, nếu thấy rốn bé có mùi hôi, sưng đỏ thì bố mẹ không nên tự ý bôi thuốc cho bé mà cần ngay lập tức đưa trẻ đi khám.
  • Trẻ nôn nhiều, chướng bụng
  • Mắt sưng đỏ
  • Sốt hoặc hạ nhiệt: trẻ bị sốt cao có thể dẫn đến co giật, ảnh hưởng đến tính mạng nên bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt và đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây sốt.
  • Bỏ bú
  • Co giật: Co giật ở trẻ sơ sinh thường kín đáo, có thể chỉ là cử động bất thường nhẹ ở các cơ mặt, run giật nhẹ ở chi.
  • Thở khác thường
    • Thở rút lõm lồng ngực: là nhịp thở bất thường với mỗi hơi thở các cơ liên sườn bị co kéo lại
    • Thở rên là tiếng thở ngắn, phát ra khi bé thở ra, có thể nghe được khi chúng ta ghé sát tai vào miệng trẻ. Tiếng thở này thường gặp ở các trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng. Khi đó, phổi của trẻ thường có xu thế xẹp lại, để chống lại xẹp phổi, trẻ cố gắng giữ lại thêm khí bằng cách đóng nắp thanh quản lại ở cuối thì thở ra.
    • Cơn ngưng thở là tình trạng trẻ sơ sinh xuất hiện cơn ngưng thở từ 15 đến 20 giây, sau đó tiếp tục thở.
nhung-dau-hieu-canh-bao-nguy-hiem-o-tre-2
Cha mẹ nên để ý dấu hiệu bệnh lý vàng da của trẻ

2. Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ

  • Trẻ co giật: Nếu co giật do sốt được xem là co giật lành tính, thường là các cơn co giật ngắn, kéo dài khoảng 2 phút và tự động hết sau đó. Sau khi co giật, trẻ tỉnh táo bình thường và không để lại di chứng gì. Bên cạnh co giật do sốt, khoảng 20% trường hợp trẻ co giật không sốt, thường có liên quan đến các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn của hệ thần kinh trung ương. Nếu trẻ co giật do sốt thì bố mẹ cần ngay lập tức hạ sốt bằng thuốc đặt thuốc hậu môn, lau mình bằng nước ấm. Sau khi hạ sốt, nên cho trẻ nằm gối đầu cao và nghiêng qua một bên để nước bọt, dãi nhớt trong miệng trẻ chảy ra tránh tắc nghẽn đường thở, sau đó đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
  • Thở khác thường
  • Đi ngoài ra máu: trẻ đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như táo bón, nứt hậu môn, polyp đại tràng, sốt thương hàn, viêm ruột,...
  • Nôn nhiều
  • Trẻ rất khát nước: trẻ liên tục khát nước và đòi uống nước có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ bị mất nước
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức: đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị mệt mỏi hoặc gặp các vấn đề sức khỏe như thiếu oxy, mất nước, nhiễm trùng,..
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ: Trẻ em thường hay bị sốt do các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc và khi mọc răng. Bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt và đưa trẻ đi khám nếu vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Nếu trẻ sốt và kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não, viêm não do mô cầu. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng vì diễn biến nhanh và nặng.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan