Định lượng sFlt1 trong chẩn đoán tiền sản giật

Tiền sản giật là một bệnh lý ở mẹ bầu trong thời kỳ thai nghén. Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề, hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đúng cách. Một trong những phương pháp nhằm phát hiện sớm tiền sản giật, tầm soát bệnh một cách hiệu quả là xét nghiệm định lượng sFlt1.

1. Tiền sản giật là gì? Nguy hiểm thế nào?

Tiền sản giật (TSG) là một hội chứng với nhiều rối loạn chức năng các cơ quan do giảm tưới máu cơ quan, thứ phát sau hiện tượng co thắt mạch và hoạt hóa các yếu tố nội mạch. Bệnh tiền sản giật chiếm 2-6% các thai kỳ, tại Việt Nam có đến 2,34- 4% các trường hợp mắc phải. Hơn 50% các trường hợp tử vong do tiền sản giật là có thể ngăn ngừa được

Tiền sản giật có thể gây nguy hiểm cho mẹ như sản giật, hội chứng HELLP, phù phổi cấp, xuất huyết não, xuất huyết, vỡ gan, suy thận cấp, bệnh lý tim mạch do CHA, nhau bong non. Thai nhi sẽ phải chịu hậu quả nặng nề của tiền sản giật như châm tăng trưởng, sinh non, suy hô hấp, nhiễm trùng, thậm chí là thai chết lưu.

sFlt-1 là gì
Tiền sản giật có thể gây nguy hiểm cho mẹ như sản giật, hội chứng HELLP, phù phổi cấp,...

2. Định lượng sFlt1 trong chẩn đoán tiền sản giật

Để quản lý điều trị tiền sản giật hiệu quả cho mẹ bầu, đảm bảo sự phát triển an toàn cho thai nhi thì việc thực hiện xét nghiệm định lượng sflt-1 là điều phải làm.

sFlt1 (soluble fms-like tyrosine kinase – ) được xem như là một protein kháng tạo mạch máu trong huyết thanh vascular endothelial growth factor receptor (VEGF receptor-1). sFlt1 và yếu tố tăng trưởng nhau thai Placental growth factor (PIGF) là những yếu tố quan trọng điều hòa sự tạo mạch máu trong nhau.

Ở một thai kỳ bình thường, nồng độ của PIGF tăng trong hai tam cá nguyệt đầu và giảm dần đến lúc sinh, ngược lại sFlt1 thì ổn định trong hai tam cá nguyệt đầu và tăng đều cho đến lúc sinh. Các nghiên cứu cho thấy sự liên quan của định lượng sFlt1 và tỷ lệ sFlt1/PIGF với sự khởi phát các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giật. Khi định lượng sFlt1 tăng sẽ làm cản trở sự phát triển của nội mạch, giảm tưới máu đến nhau thai, gây ra các triệu chứng tiền sản giật, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của thai nhi.

Theo đó dựa trên kết quả xét nghiệm định lượng sFlt1, xét nghiệm này sẽ được thực hiện cùng PlGF và tính tỷ số sFlt-1/PlGF. Chúng ta có thể tham chiếu tỷ số thay đổi theo tuổi thai như sau là bình thường:

  • 10 – 14 tuần: 5.21 – 22.7 – 57.3
  • 15 – 19 tuần: 4.32 – 12.6 – 26.9
  • 20 – 23 tuần: 2.19- 6.08 – 14.8
  • 24 -28 tuần: 1.01 – 3.8 – 16.9
  • 29 -33 tuần: 0.945 – 4.03 – 86.4
  • 34 – 36 tuần: 1.38 – 13.3 – 92.0
  • >37 tuần: 3.65 – 26.2 - 138

sFlt-1 là xét nghiệm đặc hiệu cho phát hiện nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu:

  • Trong tiền sản giật, sFlt-1 tăng trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng từ 5 - 8 tuần nên được dùng để chẩn đoán sớm tiền sản giật kết hợp với PlGF giảm và tỷ số sFlt1/PlGF tăng.
  • Dùng chẩn đoán phân biệt tiền sản giật trong trường hợp thai phụ mắc một số bệnh nội khoa như Tăng huyết áp, Hội chứng thận hư, Lupus ban đỏ hệ thống... trước khi mang thai mà các bệnh này có triệu chứng tương tự tiền sản giật.
  • Dùng trong tiên lượng nguy cơ và quản lý tiền sản giật.
sFlt-1 là gì
sFlt-1 là xét nghiệm đặc hiệu cho phát hiện nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu

Dựa trên tỷ số của định lượng sFlt-1, chúng ta hoàn toàn có thể tiên lượng được tình trạng tiền sản giật của mẹ bầu theo:

  • Thai phụ bị TSG lúc tuổi thai< 32, tỉ số sFlt-1/ PlGF tiên lượng kết cục thai kỳ trong 1-7 tuần. Độ chính xác của xét nghiệm này cao hơn các phương pháp hiện tại và ứng dụng giúp phân tầng và quản lý nguy cơ.
  • Thai phụ có tỉ số ≥85-> có thể kéo dài tuổi thai 1,2 tuần.
  • Thai phụ có tỉ số < 85-> có thể kéo dài tuổi thai 7,48 tuần

Như vậy, việc tầm soát tiền sản giật là điều phải làm dưới sự tư vấn, chỉ định theo dõi của bác sĩ sản khoa. Ở đúng thời điểm, xét nghiệm giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả và kịp thời cho mẹ bầu, bảo đảm an toàn và sự phát triển toàn diện cho thai nhi.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, thai phụ nghi ngờ tiền sản giật được làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: công thức máu, đo chức năng thận, đo chức năng gan, xét nghiệm đông máu, nhóm máu, tổng phân tích nước tiểu. Và một số xét nghiệm thai kỳ như: Đo monitoring sản khoa, siêu âm thai Doppler và theo dõi cử động thai trên máy. Đặc biệt với các thai phụ có nguy cơ cao dễ bị tiền sản giật, có thể xét nghiệm yếu tố tân tạo mạch máu PLGF trong 3 tháng đầu thai kỳ để phát hiện sớm tiền sản giật.

Nếu là tiền sản giật nhẹ và thai phụ có đủ khả năng tự theo dõi tình trạng bệnh của bản thân, thì bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng và mẹ bầu có thể được về nhà nghỉ ngơi, tái khám mỗi tuần 1 lần. Mẹ bầu khi ở nhà cần theo dõi huyết áp 2 lần (sáng và chiều) mỗi ngày và ghi chú lại các thông số đo được ứng với các mốc thời gian.

Ngoài ra, mẹ bầu cần theo dõi cân nặng, tình trạng sức khỏe chung, dành thời gian nằm nghỉ ngơi, hạn chế làm việc và sẵn sàng thông báo cho bác sĩ về bất cứ diễn biến bất thường nào của bệnh. Trường hợp mẹ bầu bị tiền sản giật nhưng sức khỏe tốt, huyết áp vẫn ổn định, mẹ có thể vẫn được về nhà, chờ đến khi đủ tháng để chuyển dạ như bình thường. Còn nếu tình trạng nặng, có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ bầu, các bác sĩ sẽ cân nhắc, nếu tiên lượng xấu thì cần phải kích thích chuyển dạ ngay trong vài ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan