Các nguyên nhân tăng kali máu

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Nhịp tim đập chậm, mạch yếu... là những triệu chứng nghiêm trọng cảnh báo tăng kali máu, người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến ngừng tim và tử vong nhanh chóng. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm cần đề phòng.

1. Tăng kali máu là gì?

Nồng độ kali trong máu bình thường dao động từ 3,5-5 mmol/L. Khi kali nằm ngoài giới hạn này tăng hoặc giảm đều gây rất nhiều rối loạn có thể gây ngừng tim dẫn đến tử vong. Tăng kali là khi kali máu > 5 mmol/L. Nếu kali > 6 mmol/L có thể gây rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.

Bệnh tăng kali máu thường không có triệu chứng, một số trường hợp thì biểu hiện mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực hoặc liệt, dị cảm... Do vậy việc chẩn đoán tăng kali máu dựa vào triệu chứng lâm sàng đơn thuần là chưa đủ, thay vào đó bệnh nhân có nguy cơ cần làm xét nghiệm theo dõi định kỳ để phát hiện tăng kali máu điều trị kịp thời (xét nghiệm điện giải đồ).


Tăng kali gây mệt mỏi
Tăng kali gây mệt mỏi

2. Nguyên nhân tăng kali máu

Thận là cơ quan chính chịu trách nhiệm cho sự điều hòa kali, sự bài tiết kali của thận chịu sự chi phối chủ yếu của Aldosterone (nồng độ kali cao sẽ làm tăng bài tiết Aldosterone).

Tăng kali máu có thể do sự chuyển dịch kali từ nội bào ra ngoại bào, giảm bài tiết kali do bệnh lý ở thận hoặc tăng kali máu đôi khi chỉ là một tình trạng giả mạo.

Một số nguyên nhân tăng kali máu bao gồm:

2.1 Chuyển dịch Kali từ nội bào ra ngoại bào

Bệnh nhân nhiễm toan ceton trong bệnh lý đái tháo đường Type 1 (insulin là chất làm tăng sự chuyển dịch kali từ ngoại bào vào nội bào).

2.2 Do sử dụng thuốc

Thuốc lợi tiểu giữ kali, Thuốc huyết áp ức chế men chuyển, ức chế thụ thể...là nguyên nhân tăng kali máu.


Sử dụng thuốc có thể gây tăng kali máu
Sử dụng thuốc có thể gây tăng kali máu

2.3 Nguyên nhân tăng kali máu từ thận

  • Suy thận cấp hoặc mạn tính.
  • Tình trạng nhiễm toan ống thận Type IV làm thận mất khả năng bài xuất Kali.
  • Tình trạng thiếu hormone Aldosterone (bệnh Addison).

2.4 Nguyên nhân tăng kali máu khác

  • Tình trạng bổ sung quá nhiều kali hoặc do truyền máu có tan máu làm tăng kali.
  • Nguyên nhân nội sinh như chấn thương tiêu cơ vân, tan máu, bỏng hoặc hội chứng ly giải khối u.
  • Do thức ăn giàu Kali như chuối, khoai tây và socola.
  • Lấy máu không đúng kỹ thuật (garo quá lâu), hoặc mẫu máu được lưu trữ quá lâu trước khi đi làm xét nghiệm.

Ăn quá nhiều chuối gây tăng kali máu
Ăn quá nhiều chuối gây tăng kali máu

3. Việc xác định nguyên nhân gây tăng kali máu ảnh hưởng gì tới phương án điều trị?

Việc xác định nguyên nhân tăng kali máu để điều trị và phòng ngừa là rất quan trọng, tuy nhiên trong những trường hợp tăng kali máu nặng thì việc đó được đặt ở hàng thứ 2, việc xử trí tăng kali cấp cứu được đặt lên hàng đầu với bất cứ nguyên nhân gì.

Xác định nguyên nhân tăng kali máu:

  • Khai thác tiền sử bệnh lý mạn tính
  • Khai thác tiền sử dụng thuốc (thuốc đang dùng, gần đây có thay đổi thuốc và liều sử dụng không...)

Điều trị lâu dài và hạn chế tăng kali máu dựa vào điều trị nguyên nhân:

Ngừng hoặc giảm liều các thuốc gây suy thận hoặc gây tăng kali máu, sử dụng các thuốc khác thay thế. Hạn chế thực phẩm giàu Kali...

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe