Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh để chẩn đoán bệnh lý u não xâm lấn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thanh Hải - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh (Tractography) có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý thần kinh nói chung và u não xâm lấn nói riêng. Phương pháp được sử dụng để tìm tổn thương ở bó sợi thần kinh hoặc mối liên quan giữa tổn thương và các dây thần kinh để tránh gây ảnh hưởng tới các bó sợi thần kinh mỗi khi can thiệp vào tổn thương.

1. Tổng quan về bệnh u não xâm lấn

U não là các khối u được hình thành trong sọ. U não có hơn 120 loại nhưng thường gặp nhất là u màng não, u tuyến yên, u tế bào thần kinh đệm, và u não xâm lấn, di căn từ nơi khác tới não.

U não có 2 dạng là u não lành tính và u não ác tính:

  • U não lành tính có xu hướng phát triển chậm, không di căn tới các vùng khác của não. Phần lớn u não lành tính có thể cắt bỏ và chữa khỏi, một số khác không thể vì kích thước, vị trí của khối u. Trong một số trường hợp u não lành tính vẫn có khả năng phát triển và chuyển dạng trở thành u ác tính.
  • U não ác tính bao gồm những khối u ở não phát triển nhanh và xâm lấn tới các tổ chức não lành xung quanh (nước não tủy, màng não, tủy sống...).

2. Các triệu chứng u não xâm lấn

Những triệu chứng của u não thay đổi nhiều tùy thuộc vào bản chất loại u, kích thước và vị trí loại u trong não.

  • Đau đầu.
  • Yếu nửa người.
  • Nôn mửa, buồn nôn kéo dài.
Chóng mặt  buồn nôn
Người bệnh xuất hiện tình trạnh nôn mửa, buồn nôn kéo dài
  • Cơn động kinh (co giật).
  • Mất khả năng thăng bằng.
  • Mờ mắt, ù tai, mất thị lực...(tùy vị trí khối u).

3. Chẩn đoán u não xâm lấn

Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị u não xâm lấn, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm và thủ thuật chẩn đoán sau:

4. Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh là gì?

Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh sử dụng kỹ thuật chụp khuếch tán sức căng (DTI) để chẩn đoán bệnh lý thần kinh (u não xâm lấn) mỗi khi nghi ngờ có tổn thương ở sợi trục hoặc cần tìm liên quan giữa tổn thương và các bó sợi thần kinh để tránh gây ảnh hưởng khi thực hiện can thiệp vào tổn thương.

bó thần kinh
MRI khuếch tán theo hướng và bó sợi thần kinh (DTI/DTT)

5. Quy trình chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh

5.1 Chuẩn bị trước thủ thuật

Để thực hiện chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh để chẩn đoán bệnh lý u não xâm lấn, cần chuẩn bị:

Ekip thực hiện:

  • Bác sĩ chuyên khoa điện quang.
  • Kỹ thuật viên điện quang.
  • Điều dưỡng.

Phương tiện sử dụng:

  • Máy chụp mạch cộng hưởng từ 1,5 Tesla trở lên.
  • Máy in phim.
  • Phim.
  • Hệ thống lưu trữ hình ảnh.

Thuốc: chuẩn bị thuốc an thần.

Vật tư y tế thông thường:

Người bệnh cần chuẩn bị:

  • Không cần nhịn ăn.
  • Chuẩn bị giấy yêu cầu chụp của bác sĩ lâm sàng, có chẩn đoán rõ ràng hoặc có hồ sơ bệnh án đầy đủ (nếu cần).
  • Được giải thích trước về thủ thuật để phối hợp tốt với bác sĩ.
  • Kiểm tra các chống chỉ định.
  • Thay quần áo của phòng chụp cộng hưởng từ theo hướng dẫn, tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định.
Chụp cộng hưởng từ
Hệ thống chụp mạch cộng hưởng từ 1,5 Tesla trở lên cần có trong chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh

5.2 Quy trình thực hiện

Toàn bộ quy trình chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh để chẩn đoán bệnh lý u não xâm lấn mất khoảng 30 phút lần lượt theo các bước:

Tư thế bệnh nhân

  • Người bệnh được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn chụp.
  • Lựa chọn và định vị cuộn thu tín hiệu.
  • Di chuyển bàn chụp vào trong khoang máy và định vị vùng chụp.

Kỹ thuật

  • Định vị vùng cần chụp.
  • Lựa chọn các chuỗi xung phù hợp với mục đích chẩn đoán, thông thường là T1, T2 và FLAIR. Hướng cắt tùy chỉnh bao gồm: đứng ngang (đứng ngang), cắt ngang (cắt ngang) và đứng dọc (đứng dọc).
  • Thực hiện chuỗi xung khuếch tán thông thường, tính bản đồ hệ số khuếch tán biểu kiến (bản đồ ADC) để đánh giá mức độ tổn thương.

Lưu ý: Có thể tiến hành các chuỗi xung đặc biệt khác để chẩn đoán cụ thể về tình trạng não (nếu cần). Ví dụ chuỗi xung T2* giúp nhận diện chảy máu trong tổn thương, xung Diffusion giúp đánh giá giai đoạn nhồi máu, chất hoại tử trong tổn thương, phân biệt u hoại tử hay áp xe não.

  • Lựa chọn chuỗi xung phù hợp để chụp bó sợi thần kinh (tensor), chọn hướng tùy thuộc vào hướng của sợi trục cần thăm khám.
  • Chạy lần lượt từng xung và xử lý hình ảnh thu được trên màn hình trạm làm việc, chọn các ảnh thể hiện bệnh trạng rõ nét để in phim. Hình ảnh cần đảm bảo độ rõ nét, không rung, nhòe và đầy đủ các chuỗi xung, hỗ trợ tối đa cho việc phân tích và chẩn đoán.
  • Dựa trên hình ảnh thu được, bác sĩ phân tích kết quả và chẩn đoán.

Lưu ý: Trong quá trình chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh để chẩn đoán bệnh lý u não xâm lấn, cần theo dõi mạch, huyết áp, tri giác của người bệnh thông qua camera và điện tim trên màn hình.

Sau khi kết thúc thủ thuật, để người bệnh ngồi nghỉ 30 phút tại phòng đợi để theo dõi thêm.

Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh để chẩn đoán bệnh lý u não xâm lấn
Hình ảnh thu được sau khi chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

248 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • đau đầu
    Đau đầu - Làm gì cho hết?

    Nhiều người không biết “đau đầu nên làm gì?”, “đau đầu thì phải làm sao?” hay khi “đau đầu làm gì cho hết?”. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này trong cuộc sống, bạn nên tham khảo bài viết ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Tay chân run là dấu hiệu bệnh gì?
    Tay chân run là dấu hiệu bệnh gì?

    Mẹ em mấy hôm nay tự dưng có vài lần chân bị run, tê như bị điện giật rồi té. Tới hôm nay thì tay định cầm gì đó tự dưng không cầm được, run lên, cũng không nâng lên ...

    Đọc thêm
  • levopatine
    Công dụng thuốc Levopatine

    Levopatine có thành phần chính là Levomepromazin 50 mg. Đây là một loại thuốc chống loạn thần với các đặc tính giảm đau, giảm cảm giác buồn nôn. Bên cạnh các công dụng thì thuốc cũng mang lại nhiều phản ...

    Đọc thêm
  • Montair
    Công dụng thuốc Montair

    Thuốc Montair được sử dụng chống trầm cảm cho bệnh nhân mắc hội chứng tâm lý nguy hiểm. Trước khi dùng các loại thuốc trong nhóm hướng thần người bệnh cần tham khảo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ. ...

    Đọc thêm
  • Sintason 200
    Công dụng thuốc Sintason 200

    Thuốc Sintason 200 là thuốc chống loạn thần với hoạt chất chính là Amisulpride. Thuốc được dùng trong điều trị các rối loạn cấp tính và mạn tính của bệnh tâm thần phân liệt.

    Đọc thêm