Điều trị nấm tổ ong da đầu thế nào?

Nấm da đầu nói chung và nấm tổ ong nói riêng là nhóm bệnh lý da liễu ở vùng đầu thường gặp, nhất là ở trẻ em. Bệnh cần được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả để hạn chế những hậu quả không mong muốn.

1. Nấm tổ ong da đầu

Nấm da đầu là tình trạng da đầu bị viêm khiến cho tóc, nang tóc và vùng da đầu bị tổn thương. Tác nhân gây bệnh là các loại nấm, trong đó có nấm tổ ong da đầu. Bệnh có khả năng lây lan đến những người xung quanh qua đường tiếp xúc với các vật dụng hằng ngày như mũ, lược chải đầu, dây buộc tóc của người nhiễm nấm da đầu.

Nguyên nhân gây ra nấm da đầu là rất nhiều loại nấm khác nhau có thể kể đến như nấm tóc Piedra, nấm đầu như T. tonsurans, nấm tổ ong... Trong đó, nấm tổ ong da đầu là nguyên nhân thường gặp nhất và hay gây bệnh nấm da đầu ở trẻ em. Nấm tổ ong lây từ động vật sang người, chủ yếu là chó, mèo...

Triệu chứng lâm sàng mà loại nấm này gây ra thường là mọc các mụn mủ ở vùng chân tóc trước tiên, sau đó lan ra những vùng lân cận thành những mảng lớn. Bệnh còn gây ra tình trạng ngứa vùng da đầu. Sau một thời gian, bệnh tiến triển đến giai đoạn thâm nhiễm thì bề mặt của thương tổn trở nên gồ ghề, có vảy xung quanh, khi mất lớp vảy thì bề mặt có nhiều lỗ như tổ ong có chứa mủ bên trong, tóc ở vùng tổn thương bị rụng nhiều. Ngoài những biểu hiện ở vùng da đầu thì nhiễm nấm tổ ong còn có thể gây ra những thương tổn ở các vùng da dễ phơi nhiễm với nấm như mặt, cổ, tay...

Bệnh lý nấm da đầu, nấm tổ ong da đầu có thể dẫn đến những biến chứng như bệnh hói đầu, rụng tóc, áp - xe da đầu, loét da đầu... nên cần được phát hiện và điều trị đúng cách. Để chẩn đoán bệnh cần kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng kể trên và các xét nghiệm cận lâm sàng. Một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết đó là soi tươi và nuôi cấy bệnh phẩm. Soi tươi vùng thương tổn thấy được hình ảnh sợi nấm chia đốt, phân nhánh và nuôi cấy cho kết quả dương tính với nấm.

Bệnh dễ nhầm lẫn với một số tình trạng bệnh lý khác như viêm nang lông lan tỏa da đầu, nhiễm nấm có mủ, áp - xe da đầu do vi khuẩn, chốc da đầu...

2. Điều trị nấm tổ ong da đầu

Nguyên tắc chung khi điều trị nấm da đầu cũng như nấm tổ ong ở da đầu đó là:

  • Cắt tóc ngắn.
  • Gội đầu với những dung dịch có tính sát khuẩn và có khả năng chống nấm do bác sĩ chỉ định.
  • Nếu có chỉ định dùng thuốc kháng nấm thì cần cẩn trọng và theo dõi thật kĩ quá trình dùng thuốc.
  • Điều trị tình trạng nhiễm khuẩn.

Với các nguyên nhân là các loại nấm da đầu khác thì thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống tác dụng toàn thân sẽ được chỉ định tùy vào loại tác nhân gây bệnh đã được xác định lúc chẩn đoán. Đối với nấm tổ ong da đầu thì cũng sẽ được bôi thuốc, uống thuốc và thêm vào thủ thuật chích rạch mủ. Người bệnh còn được chỉ định dùng thuốc chống nhiễm khuẩn và có thể phối hợp với thuốc kháng nấm. Một số loại dầu gội có tính kháng khuẩn, kháng nấm có thể sử dụng để ngăn chặn sự lan rộng của nấm đó là dầu gội thành phần có chứa Ketoconazole, Ciclopirox. Tình trạng rụng tóc ở người bệnh có thể được cải thiện khi nhiễm trùng được điều trị khỏi, tuy nhiên trong một số trường hợp nếu nhiễm trùng quá lâu thì tóc có thể rụng vĩnh viễn.

Để phòng bệnh nấm tóc thì người bệnh cần giữ một số thói quen chăm sóc tóc như sau:

  • Không nên gội đầu quá nhiều.
  • Việc lựa chọn dầu gội cũng rất quan trọng: Không chọn dầu gội có tính chất tẩy rửa quá mạnh.
  • Khi gội đầu không nên cào da đầu quá mạnh sẽ gây tổn thương cho da đầu.
  • Giữ tóc khô, sạch sẽ.
  • Xả thật sạch với nhiều nước sau khi gội đầu.
  • Làm khô tóc sau khi gội đầu và sau khi đi mưa về.
  • Không đội mũ quá chật và trong thời gian quá lâu vì khiến cho tóc dễ bị ẩm.
  • Không dùng chung khăn tắm gội, mũ, lược chải đầu với người khác.

Ngay khi có những triệu chứng ngứa và nổi mẩn bất thường vùng da đầu, cổ... thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị ngay. Tránh việc tự điều trị bằng cách bôi thuốc hay uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

752 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Amphotret

    Thuốc Amphotret 50mg được chỉ định sử dụng để điều trị cho tình trạng nhiễm nấm tiến triển hoặc nhiễm nấm nhạy cảm với Amphotericin B. Liệu trình sử dụng thuốc Amphotret sẽ được xác định cụ thể bởi bác ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • thuốc Alzed
    Công dụng thuốc Alzed

    Thuốc Alzed là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc có thành phần chính là Albendazole, được điều chế ở dạng viên nhai. Thuốc được sử dụng phổ biến với cả người lớn và ...

    Đọc thêm
  • Fungafin
    Công dụng thuốc Fungafin

    Fungafin thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, được sử dụng để điều trị các trường hợp nhiễm nấm và các bệnh nấm ngoài da. Tham khảo cách dùng thuốc Fungafin thông qua bài viết dưới đây để hiểu ...

    Đọc thêm
  • Zinmax 250
    Công dụng thuốc Zinmax 250

    Thuốc Zinmax 250 thuộc phân nhóm ức chế nấm, vi khuẩn phát triển. Việc sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, hướng dẫn sử dụng sẽ đem lại hiệu quả và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

    Đọc thêm
  • Maxxtriple
    Công dụng thuốc Maxxtriple

    Thuốc Maxxtriple thuộc nhóm thuốc kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc Maxxtriple có thành phần chính bao gồm Efavirenz, Emtricitabine, Tenofovir disoproxil và được chỉ định trong điều trị với liệu pháp kết hợp thuốc ...

    Đọc thêm