Quy trình cấy máu trong nhiễm khuẩn huyết

Cấy máu trong nhiễm khuẩn huyết dương tính là tiêu chuẩn vàng giúp y bác sĩ chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm cấy máu còn giúp định danh vi khuẩn, làm kháng sinh đồ, tăng tỷ lệ điều trị thành công và giảm tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh.

1. Nhiễm khuẩn huyết là gì?

Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng máu là một tình trạng bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng nhất khi cơ thể phản ứng với sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh có trong máu.

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn sống thường trực trong cơ thể, vi khuẩn từ các ổ áp xe hoặc viêm nhiễm từ các cơ quan được phóng thích vào máu không liên tục hoặc nhóm các vi khuẩn trực tiếp tấn công vào hệ thống máu của cơ thể.

Một số loại vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn huyết là nhóm Enterobacteriaceae, Escherichia coli, Salmonella, Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumoniae, Clostridium perfringens, ...

Nhiễm khuẩn huyết gây ra nhiều biến chứng, nặng nề nhất là suy đa cơ quan và tử vong. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố sẽ kích thích cơ thể giải phóng các cytokine, khởi phát phản ứng viêm toàn thân.

Những người thường có nguy cơ cao dễ mắc nhiễm trùng huyết là:

  • Người lớn tuổi
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài hoặc thuốc độc tế bào trong điều trị ung thư
  • Người mắc các bệnh lý mãn tính như: Đái tháo đường, xơ gan, bệnh lý tim mạch, suy thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy thận.
  • Người mắc các bệnh lý ác tính, nhất là những bệnh liên quan đến hệ thống máu và bạch huyết như lymphoma, bệnh leukemia
  • Bệnh nhân đang sử dụng các thiết bị hoặc dụng cụ hỗ trợ như đặt ống nội khí quản, đặt sonde dạ dày, catheter đặt đường truyền.
tử vong
Nhiễm khuẩn huyết không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Nhiễm khuẩn huyết được chẩn đoán dựa vào sự kết hợp giữa các biểu hiện lâm sàng và kết quả của các xét nghiệm cận lâm sàng, hình ảnh học. Trong số đó, xét nghiệm cấy máu đóng vai trò trong việc chẩn đoán xác định một tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Xét nghiệm cấy máu dương tính được chắc chắn khi có ít nhất 2 lần xét nghiệm dương tính hoặc xét nghiệm cấy máu và cấy bệnh phẩm từ ổ nhiễm khuẩn đều dương tính với cùng một loại vi khuẩn.

2. Cấy máu trong nhiễm khuẩn huyết

Cấy máu trong nhiễm khuẩn huyết giúp định danh được vi sinh vật gây bệnh; xác định được nguyên nhân gây bệnh và làm kháng sinh đồ làm tăng hiệu quả của việc điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ kháng kháng sinh.

3. Quy trình cấy máu trong nhiễm khuẩn huyết

Để đảm bảo tính chính xác, xét nghiệm cấy máu nên được thực hiện tuần tự theo quy trình sau:

  • Lấy ống nghiệm đựng máu, điền đầy đủ các thông tin vào nhãn dán, bao gồm họ và tên người bệnh, tuổi, thời điểm lấy máu chi tiết cả ngày và giờ, tên khoa chỉ định xét nghiệm cấy máu, và số thứ tự của lần cấy máu ở bệnh nhân được xét nghiệm nhiều lần.
  • Lấy máu tĩnh mạch: Thực hiện tương tự như những lần lấy máu khác, tuy nhiên luôn nêu cao khẩu hiệu tuyệt đối vô khuẩn. Vị trí lấy máu cần được sát khuẩn bằng cồn iod 2 lần, và với cồn 70 độ một lần tiếp sau đó. Không để kim chạm vào bất cứ thứ gì khác. Thể tích lấy máu xét nghiệm cấy máu trong nhiễm khuẩn huyết cần có ở người lớn trung bình khoảng 20-30 ml và khoảng 1-3ml ở trẻ em.
  • Mở và sát khuẩn nắp bảo vệ bằng cồn 70 độ. Chờ khô sau đó bơm máu trực tiếp máu chai. Lắc nhẹ để máu được trộn đều.
  • Vận chuyển bệnh phẩm đến khoa xét nghiệm các sớm càng tốt. Không bảo quản trong tủ lạnh, trong trường hợp không vận chuyển được ngay lập tức, có thể đặt ống máu trong môi trường có nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ C.
  • Tại khoa xét nghiệm vi sinh, máu được chuyển tới sẽ được kiểm tra để loại bỏ những mẫu máu có biểu hiện bất thường như đục, có cặn,... Sau đó, máu sẽ được lấy ra trong môi trường vô khuẩn để làm xét nghiệm tìm vi sinh vật gây bệnh.
vi khuẩn
Máu được xét nghiệm để tìm ra vi sinh vật gây bệnh

4. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm cấy máu

Xét nghiệm cấy máu cần được thực hiện một cách chính xác theo quy trình để mang lại kết quả trung thực nhất, bởi cấy máu là phương tiện dùng để chẩn đoán xác định và định hướng điều trị một tình trạng nhiễm khuẩn máu. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm cấy máu bao gồm:

4.1 Lấy đúng thể tích máu

Một xét nghiệm cấy máu cần một thể tích máu khoảng từ 20 đến 30 ml. Lấy đúng thể tích máu cần có để loại trừ những trường hợp âm tính giả vì số lượng vi khuẩn gây bệnh không đủ cao. Lượng vi khuẩn gây bệnh tăng tỷ lệ thuận với lượng máu trong một mẫu bệnh phẩm. Không lấy quá 1% tổng thể tích máu ở những bệnh nhân là trẻ em.

4.2 Thời điểm lấy máu

Bệnh nhân nên được lấy máu trong vòng 1 giờ kể từ thời điểm sốt vì đây là khoảng thời gian mà vi sinh vật phát triển nhanh và xâm nhập vào máu người bệnh ở nồng độ cao. Mẫu máu được lấy trong khoảng thời gian này có tỷ lệ dương tính cao hơn, tăng khả năng phát hiện bệnh nhiễm khuẩn huyết. Việc lấy máu tốt nhất nên được tiến hành trước khi người bệnh sử dụng kháng sinh, tuy nhiên không vì thế mà trì hoãn việc chỉ định kháng sinh ở những trường hợp nặng. Nếu đã dùng kháng sinh trước đó, cần ngưng sử dụng thuốc trong vòng ít nhất 24 giờ trước khi lấy máu.

4.3 Đảm bảo mẫu bệnh phẩm không bị vấy bẩn

Trong quá trình lấy máu, nếu không chú ý trong các bước thực hành, mẫu máu xét nghiệm có thể vẩy bẩn các vi khuẩn từ môi trường xung quanh cho kết quả dương tính giả. Một số cách giúp hạn chế các vi khuẩn ngoại lai xâm nhiễm bao gồm: cấy máu từ hai ống máu khác nhau trên cùng một bệnh nhân, cấy máu kết hợp cấy bệnh phẩm khác từ ổ nhiễm khuẩn tiên phát.

4.4 Số mẫu máu

Tuyệt đối không bao giờ chỉ lấy 1 mẫu máu trên một bệnh nhân. Thông thường trên thực hành lâm sàng, bệnh nhân nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết thường được chỉ định lấy 2 hoặc 3 mẫu để làm xét nghiệm cấy máu.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Mọi thắc mắc cũng như quý khách hàng có nhu cầu điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách hàng có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán các chấn thương bụng kín
    Xét nghiệm máu Vi sinh là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm máu Vi sinh?

    Trước hết cần hiểu về xét nghiệm vi sinh: là các xét nghiệm nhằm xác định căn nguyên gây bệnh nhiễm trùng. Do vậy tùy theo cơ quan bị bệnh, cơ chế gây bệnh và đảo thải vi sinh vật ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Tartriakson
    Công dụng thuốc Tartriakson

    Thuốc Tartriakson được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng hô hấp, tai - mũi - họng, thận - tiết niệu sinh dục, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp,...Vậy cách sử dụng thuốc Tartriakson F như thế nào? Cùng ...

    Đọc thêm
  • perabact 1000
    Công dụng thuốc Perabact-1000

    Thuốc Perabact-1000 được chỉ định tiêm bắp hoặc tĩnh mạch để điều trị các tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, xương khớp, máu... Để dùng thuốc hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu một ...

    Đọc thêm
  • Gentamed
    Công dụng thuốc Gentamed

    Gentamed là kháng sinh nhóm Aminoglycosid, có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều chủng vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc được chỉ định trong các nhiễm trùng sinh dục - tiết niệu, nhiễm trùng cơ xương khớp, viêm màng trong tim...

    Đọc thêm
  • fasdizone
    Công dụng thuốc Fasdizone

    Thuốc Fasdizone thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm... Vậy công dụng thuốc Fasdizone là gì và thuốc được dùng cho những đối tượng bệnh nhân nào? Việc nắm rõ thông tin về ...

    Đọc thêm