Tăng huyết áp: Triệu chứng phổ biến trong viêm cầu thận cấp

Tăng huyết áp có thể gây ra tổn thương trong nhiều bệnh lý tại thận. Trong đó, có bệnh lý viêm cầu thận cấp. Triệu chứng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân viêm cầu thận cấp.

1. Mối quan hệ giữa tăng huyết áp và viêm cầu thận cấp

Thận nhận khoảng 25% lưu lượng máu từ tim. Một sự thay đổi bất thường xảy ra ở thận đều gây ra sự phản hồi ngược trở lại hệ tim mạch. Tăng huyết áp có tác động trực tiếp đến các tổn thương tại thận, nhiều khi có những tổn thương không thể phục hồi được. Từ các biểu hiện nhẹ như xuất hiện protein dạng vi thể (albumin niệu) trong nước tiểu đến xơ vữa động mạch thận. Bình thường, màng lọc cầu thận không bao giờ cho những phân tử có kích thước lớn như protein đi qua. Nhưng khi xảy ra tăng huyết áp, màng lọc của thận bị tổn thương, các thành phần không được phép có thể đi qua.

Đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp lâu năm, tăng huyết áp có thể tác động vào động mạch thân, lâu dần làm xơ hóa và hẹp dần. Huyết áp càng cao, biến chứng xảy ra tại thận càng nặng nề. Hậu quả cuối cùng của tác động huyết áp là suy thận mạn. Không có biện pháp điều trị nào khác cho bệnh nhân suy thận mạn ngoài thay thận.

Không chỉ tăng huyết áp gây ra bệnh lý tại thận, điều ngược lại cũng xảy ra. Chức năng thận chỉ có một số biến động nhỏ cũng sẽ đủ làm cho huyết áp biến động như hẹp động mạch thận - nguyên nhân gây ra tăng huyết áp do thận và tăng huyết áp thứ phát; viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư, suy thận. Trong quá trình điều trị những bệnh này, kiểm soát huyết áp là điều không thể thiếu.

Đo huyết áp
Kiểm soát huyết áp và điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe

2. Tăng huyết áp là triệu chứng phổ biến trong viêm cầu thận cấp

Biến chứng tăng huyết áp trong bệnh lý cầu thận chiếm tỷ lệ cao. Theo nhiều báo cáo, tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp trong viêm cầu thận vào khoảng 50-54%, nghĩa là có trên một nửa số bệnh nhân viêm cầu thận có triệu chứng tăng huyết áp. Cơ chế gây tăng huyết áp có lẽ là do nó gây tắc nghẽn “động mạch đi” ở trong thận, dẫn đến làm thay đổi kích thước của thận và gây ra sưng phồng các tiểu cầu thận.

Mức độ chịu đựng và biểu hiện bệnh của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên nó đều là do sự chít hẹp động mạch thận gây ra. Sự chít hẹp này kích hoạt bộ máy cận tiểu cầu thận và làm huyết áp tăng lên.

3. Điều trị biến chứng

muối
Hạn chế ăn mặn để tránh tăng huyết áp

Tăng huyết áp.

Chế độ ăn: Kiêng ăn mặn.

Sử dụng thuốc hạ huyết áp như các loại thuốc ức chế canxi (nifedipine, amlodipine); thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril); thuốc ức chế thần kinh trung ương (aldomet).

Nếu được phát hiện sớm và điều trị càng sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh viêm cầu thận càng cao, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn.Tuổi càng nhỏ, tỷ lệ phục hồi càng cao. Nếu xét nghiệm protein niệu tồn tại trong nước tiểu kéo dài trên 6 tháng, bệnh không còn khả năng tự phục hồi, viêm cầu thận cấp tính trở thành viêm cầu thận mạn tính.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3-8 tuổi, trẻ trai hay mắc phải hơn trẻ gái với tỷ lệ là 2/1, người lớn trong nhà không nên chủ quan khi trẻ nhỏ bị ốm. Khi có biểu hiện có thể gây ra viêm cầu thận cấp như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da thì nên tới các cơ sở y tế khám, tuân thủ điều trị để bệnh nhanh khỏi. Người viêm cầu thận cấp cần tuân thủ chế độ ăn kiêng bao gồm hạn chế ăn muối, ăn giảm đạm, kali và nghỉ ngơi tuyệt đối khi có tăng huyết áp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan