Một số nguyên tắc trong điều trị bệnh tim bẩm sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hồng Nhật - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý tim mạch can thiệp.

Bệnh tim bẩm sinh là các khiếm khuyết của tim hay của hệ thống mạch máu hình thành từ trong giai đoạn bào thai. Để trẻ sống, phát triển được sau khi chào đời, cần có các điều chỉnh để phù hợp sinh lý. Chính vì vậy, việc can thiệp điều trị bệnh tim bẩm sinh cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, phù hợp chức năng sinh lý và huyết động

1. Điều trị nội khoa bệnh tim bẩm sinh

Điều trị nội khoa bệnh tim bẩm sinh chủ yếu là dự phòng hay điều trị các biến chứng do bệnh tim bẩm sinh gây ra. Điều trị nội khoa tuy không chữa lành bệnh tim bẩm sinh nhưng sẽ giúp cải thiện chất lượng sống, giảm thiểu các triệu chứng, chuẩn bị để thực hiện các biện pháp điều trị tiếp theo (phẫu thuật hay can thiệp)

1.1. Điều trị suy tim

Suy tim là biến chứng rất thường gặp ở trong bệnh tim bẩm sinh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa, cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng sống của trẻ. Điều trị suy tim chủ yếu dựa trên các nhóm thuốc chính như là tăng sức co bóp cơ tim, lợi tiểu và giãn mạch ngoại biên. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cần kết hợp thêm một số biện pháp khác tùy theo tình trạng bệnh.

1.2. Điều trị tăng áp phổi

Nhóm bệnh lý tim bẩm sinh có tăng luồng máu lên phổi nếu không điều trị có thể dẩn đến tình trạng tăng áp phổi. Giai đoạn đầu, bệnh thường không triệu chứng rõ rệt, về sau sẽ biểu hiện mệt mõi, khó thở, xanh tím .... Điều trị tăng áp phổi giúp cải thiên triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương phổi không hồi phục, để có thể can thiệp hay phẫu thuật.

1.3. Điều trị dự phòng

Điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng cần phải được thực hiện với bệnh nhân tim bẩm sinh có tím, có tiền sử viêm nội tâm mạc, sau 6 tháng can thiệp với các dụng cụ kim loại hay điều trị kéo dài với các trường hợp còn luồn thông tồn lưu sau can thiệp.

Trẻ em
Điều trị nội khoa bệnh tim bẩm sinh chủ yếu là điều trị và dự phòng các biến chứng do bệnh tim bẩm sinh gây ra

2. Điều trị bằng thông tim can thiệp qua da

Trong những năm gần đây, lĩnh vực Tim mạch can thiệp đã phát triển mạnh, giúp giải quyết được khá nhiều bệnh lý tim bẩm sinh mà trước đây hoặc phải mổ hoặc bó tay.

Kỹ thuật can thiệp tim mạch được thực hiện bằng cách luồn dụng cụ vào mạch máu bệnh nhân, qua đó đưa dụng cụ đến tim để bít các lỗ thông ở trong tim hoặc nong rộng những chỗ hẹp ở van tim hoặc mạch máu. Phương pháp này giúp cho người bệnh tránh được cuộc mỗ hở, rút ngắn được thời gian nằm viện.

Những thông tim can thiệp thường được sử dụng như:

3. Điều trị ngoại khoa bệnh tim bẩm sinh

Tim bẩm sinh
Khi tổn thương từ bào thai quá nặng nề thì trẻ cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt

Phẫu thuật tim là Phương pháp điều chỉnh các dị tật thông qua mỡ ngực để sữa chữa.

Với các tổn thương quá nặng nề, tiên lượng huyết động của trẻ khó có thể đáp ứng để duy trì sự sống thì phẫu thuật sửa chửa cần tiến hành nhanh chóng. Với tổn thương tối thiểu, đánh giá thấy trẻ có khả năng dung nạp được với các thuốc nội khoa, thời điểm phẫu thuật có thể trì hoãn, để lựa chọn thời điểm can thiệp hay phẫu thuật thích hợp nhất

Có hai loại phẫu thuật: phẫu thuật tim kín (phẫu thuật không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể) và phẫu thuật tim hở (phẫu thuật có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể).

Có 2 dạng phẫu thuật: phẫu thuật sửa chữa triệt để và phẫu thuật sửa chửa tạm thời

- Phẩu thuật sửa chữa triệt là Phương pháp giúp sửa chữa toàn bộ khuyết tật trong tim, trả lại trái tim như bình thường cho người bệnh, như: phẫu thuật đóng ống động mạch, đóng thông liên nhĩ, thông liên thất, phẫu thuật điều trị hẹp eo động mạch chủ, ...

- Phẩu thuật sửa chữa tạm thời áp dụng khi tình trạng bệnh nhân chưa cho phép thực hiện sửa chữa toàn bộ, để trẻ có thể phát triển tạm thời và chuẩn bị cho lần phẫu thuật tiếp sau

Các loại phẫu thuật tạm thời:

  • Cầu nối chủ - phổi
  • Banding động mạch phổi
  • Mỡ vách liên nhĩ
  • Phẫu thuật Glenm, Fontan

4. Nguyên tắc theo dõi

Theo dõi là nguyên tắc quan trọng giúp lựa chọn đúng cách thức điều trị, Với trẻ áp dụng điều trị nội khoa, cần chăm theo dõi, thăm khám định kỳ để đánh giá đáp ứng thuốc và xác định các dấu hiệu cảnh báo như trẻ bỏ bú, quấy khóc, thở nhanh, thở co kéo, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh hay không lên cân, để can thiệp hay phẫu thuật

Ngay cả sau khi can thiệp, trẻ cũng được theo dõi sát khả năng tái tạo sinh lý huyết động và cách thức dung nạp với “con đường” mới. Đối với trẻ chưa được can thiệp triệt để, việc theo dõi định kỳ cũng cần thiết để lên kế hoạch cho việc can thiệp lần hai.

Nói tóm lại, bệnh tim bẩm sinh là nhóm bệnh lý tương đối phức tạp trong chuyên khoa tim mạch, cả về sinh lý bệnh và nguyên tắc điều trị. Do đó, ý nghĩa của việc thăm khám tim mạch bào thai cũng như ở trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng, giúp phát hiện sớm và can thiệp đúng cách, cho con có được những ngày đầu đời trọn vẹn nhất.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có đầy đủ điều kiện chuyên môn và phương tiện kỹ thuật để thực hiện hiệu quả các phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh. Vinmec quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch giàu chuyên môn và kinh nghiệm; trang thiết bị y tế hiện đại, đạt chuẩn quốc tế; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: nih.gov; webmd.com; mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan