Trẻ nhiễm khuẩn huyết tụ cầu có dấu hiệu gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh có 12 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Nhi.

Nhiễm khuẩn huyết tụ cầu ở trẻ em có thể xảy ra do vi trùng xâm nhập vào trong cơ thể của trẻ nhỏ. Chúng sẽ tiết ra các chất độc hại đối với cơ thể, dẫn đến các bệnh suy đa cơ quan như suy gan, suy thận. Do đó, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về bệnh để ngăn ngừa cho trẻ nhỏ khỏi bị nhiễm khuẩn huyết tụ cầu.

1. Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là gì?

Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là do các vi khuẩn tụ cầu, các loại vi trùng được phát hiện trên da hoặc trên mũi, có thể xuất hiện trên cơ thể của người khỏe mạnh.

Thông thường, các vi khuẩn này trong phần lớn thời gian nằm trên da sẽ không gây ra các tổn hại gì hoặc chỉ gây ra các vấn đề nhiễm trùng da tương đối nhỏ.

Tuy nhiên, nhiễm khuẩn tụ cầu hoàn toàn có thể gây ra chết người nếu như vi khuẩn đã xâm nhập sâu hơn vào cơ thể, vào trong xương, khớp, phổi, máu hay tim của người bệnh.

Nhiễm khuẩn huyết xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó, những người bị suy giảm hệ miễn dịch (HIV/AIDS, ung thư), trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mới phẫu thuật, bệnh nhân tiểu đường,... là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh.

Tụ cầu vàng có thể gây nhiễm khuẩn huyết
Tụ cầu vàng

2. Các dấu hiệu của trẻ bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

  • Dấu hiệu ban đầu và cũng dễ dàng quan sát bằng mắt thường chính là từ những vết xước trên da, qua máu, rồi máu lại đi khắp cơ thể của con người, làm cho hàng rào bảo vệ bị phá vỡ. Khi đó, nhiễm trùng huyết sẽ xâm nhập dễ dàng, gây ra nhiễm khuẩn một cách nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng xương cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn huyết tụ cầu vàng ở một số người bệnh.
  • Ngoài ra, những vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn huyết còn có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua các vết mổ, các vết lở loét của bệnh nhân nằm liệt giường, đường truyền tĩnh mạch, ống thông tiểu niệu đạo.

Đặc biệt, nhiễm trùng da do vi khuẩn tụ cầu sẽ thường bao gồm:

  • Chốc: Đây là tình trạng truyền nhiễm phát ban và đau đớn do vi khuẩn tụ cầu khuẩn gây ra trên cơ thể người bệnh. Chốc lở sẽ tạo nên các vùng lớn, có hiện tượng chảy mủ, hình thành nên một lớp vỏ màu mật ong.
  • Nhọt: Có thể nói nhọt chính là những loại phổ biến nhất của nhiễm khuẩn tụ cầu, có hình dạng là một túi mủ phát triển mạnh mẽ trong tuyến dầu hoặc nang lông. Khi đó, vùng da tại phía trên của vùng da bị nhiễm bệnh sẽ trở nên đỏ và sưng tấy. Các bệnh nhân chú ý, túi nhọt nếu như bị phá vỡ sẽ có thể dẫn tới lưu mủ. Thông thường, nhọt sẽ hay xuất hiện tại các vị trí như cánh tay, hoặc xung quanh vị trí bẹn hoặc mông trên cơ thể con người.
  • Viêm mô tế bào: Đây là một bệnh nhiễm trùng các lớp sâu hơn của da, là nguyên do chính gây ra đỏ da và sưng tấy bề mặt của da. Lưu ý các vết lở hay khu vực có chất nhầy có thể sẽ phát triển mạnh mẽ.
  • Khuẩn tụ cầu gây hội chứng bỏng da: Độc tố sản xuất ra khi bị nhiễm tụ cầu khuẩn có thể dẫn đến hội chứng bỏng da do tụ cầu. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ sơ sinh và trẻ em, đặc điểm tình trạng này là sốt, phát ban và đôi khi mụn nước. Khi các mụn nước vỡ, chúng sẽ để lại một bề mặt thô màu đỏ trông giống như một vết bỏng.

3. Triệu chứng nhiễm khuẩn huyết

  • Sốt cao, nhiệt độ cơ thể luôn thay đổi.
  • Thở gấp hoặc rối loạn nhịp thở.
  • Ớn lạnh.
  • Đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Mạch nhanh.
  • Buồn nôn, ói mửa; bị tiêu chảy.

4. Cách phòng tránh bị nhiễm khuẩn huyết tụ cầu vàng

  • Băng bó thật cẩn thận các vết thương: Sử dụng gạc chống thấm để băng vết thương chính là cách để vi khuẩn không thể xâm nhập vào trong da hoặc mạch máu của người bệnh.
Băng bó vết thương giúp tránh nhiễm khuẩn huyết
Băng bó vết thương cẩn thận để phòng tránh nhiễm khuẩn huyết tụ cầu vàng
  • Sử dụng khăn tắm và khăn lau mặt riêng: Hạn chế nguy cơ gây ra lây nhiễm căn bệnh này.
  • Hãy rửa tay thường xuyên bằng các loại xà phòng có tính năng diệt khuẩn nhằm kiểm soát triệt để các loại vi khuẩn này. Đặc biệt là các bệnh nhân đang nằm viện sẽ có khả năng bị mắc bệnh này khá cao nên người nhà cần rửa tay trước và sau khi đến thăm người bệnh.
  • Thay băng vệ sinh: Hội chứng sốc độc tố do vi khuẩn tụ cầu khuẩn gây ra. Dùng băng vệ sinh trong thời gian dài có thể là hình thành nơi sinh sản cho vi khuẩn tụ cầu, nên thay băng vệ sinh ít nhất mỗi 4 - 8 giờ.
  • Giặt quần áo và ga giường bằng nước nóng: Để loại bỏ các vi khuẩn ra ngoài, nên giặt bằng nước nóng bất cứ khi nào có thể. Ngoài ra, nên sử dụng thuốc tẩy có chứa thành phần an toàn.

Khi trẻ nhỏ có các dấu hiệu bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được thăm khám bởi các bác sĩ nhi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan