Vì sao mọi phụ nữ mang thai đều nên kiểm tra nguy cơ tiểu đường thai kỳ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Bác sĩ Sản Phụ khoa - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Đái tháo đường thai kỳ (tiểu đường thai kỳ) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose xảy ra ở phụ nữ có thai, có thể dẫn tới các biến chứng như dị tật, sảy thai, thai chết lưu, đa ối,...

1. Vì sao phụ nữ mang thai nên kiểm tra nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ?

Đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho cả người mẹ lẫn thai nhi. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường thai kỳ gây ra:

  • Gây ra các dị tật bẩm sinh như: hệ thần kinh (thai vô sọ, não úng thủy), hệ tiết niệu (teo thận, nang thận, hai niệu đạo) và phổ biến nhất là các dị tật ở hệ tim mạch (thông liên thất, thông liên nhĩ, đảo chỗ các mạch máu lớn).
  • Thai kém phát triển: thai nhi ở người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, đặc biệt là đối tượng đã có biến chứng mạch máu thường kém phát triển trong tử cung, có thể do sự tưới máu kém hoặc do kiểm soát đường huyết của người mẹ quá chặt chẽ
  • Thai to trên 4 kg: Đa ối là tình trạng có quá nhiều nước ối (trên 1000 ml, thường là trên 3000 ml), khiến các sản phụ khó chịu hoặc rất đau trước khi đẻ và thường kết hợp với tình trạng thai to.
  • Sảy thai hoặc thai chết lưu: nguyên nhân chính dẫn tới thai chết lưu là do dị tật bẩm sinh, suy hô hấp thai nhi hoặc người mẹ bị nhiễm toan ceton. Một số trường hợp chết thai do sản giật hoặc tiền sản giật, đây là một biến chứng khá phổ biến ở những thai phụ bị đái tháo đường.

Thai chết lưu trong tử cung
Nguyên nhân chính dẫn tới thai chết lưu là do dị tật bẩm sinh
  • Trẻ sơ sinh ở những người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể gặp phải các biến chứng như: hạ đường huyết trong vòng 48 giờ sau sinh, suy hô hấp, hạ canxi máu, tăng bilirubin, bú kém,...

2. Thời điểm tầm soát đái tháo đường thai kỳ

  • Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường (đối với đái tháo đường chưa được chẩn đoán trước đây) tại lần khám thai đầu tiên đối với những người có các yếu tố nguy cơ cao
  • Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.
  • Ở phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện theo dõi sự phát triển của bệnh ít nhất mỗi 3 năm một lần.

3. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ dựa vào kết quả khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose. Thai phụ sẽ được thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (75-g OGTT) như sau:

Đối tượng áp dụng: Tất cả các thai phụ từ 24 đến 28 tuần chưa được tầm soát đái tháo đường thai kỳ và rối loạn dung nạp glucose.

Chống chỉ định: Những thai phụ đã được chẩn đoán đái tháo đường lâm sàng và có rối loạn dung nạp glucose.

Vì sao mọi phụ nữ mang thai đều nên kiểm tra nguy cơ tiểu đường thai kỳ?
Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Quy trình

  • Bước 1: Hướng dẫn bệnh nhân ăn uống bình thường 3 ngày trước đó.
  • Bước 2: Trước khi làm nghiệm pháp nghỉ ngơi ít nhất 30 phút.
  • Bước 3: Nghiệm pháp được làm vào buổi sáng sau khi nhịn đói 8 tiếng trước đó. Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó thai phụ uống 75g Glucose và xét nghiệm đường huyết lại sau 1 giờ và 2 giờ.

Nghiệm pháp dung nạp glucose là kỹ thuật đơn giản nhưng lại rất tốt cho thai phụ nhằm phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ để có hướng phòng và điều trị kịp thời, tránh được những hậu quả xấu xảy ra trong quá trình mang thai như: thiếu ối, đẻ non, thai lưu, sẩy thai...

Xem thêm : Hướng dẫn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02257309888 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hải Phòng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan