Vắc-xin phòng bệnh sởi gồm những loại vắc-xin nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Để phòng tránh bệnh sởi cho trẻ thì tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất. Hiện nay, vắc-xin sởi có nhiều loại nên việc hiểu rõ từng loại sẽ giúp phụ huynh có sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ.

1. Vắc-xin sởi có mấy loại?

Vắc-xin phòng bệnh Sởi bao gồm vắc-xin Sởi đơn giá MVVAC và vắc-xin phối hợp. Trong vắc-xin sởi phối hợp sẽ gồm 2 loại là vắc-xin Sởi - Rubella (MR) và vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella (MMR).

2. Đặc điểm của các loại vắc-xin sởi khác nhau là gì?

Vắc-xin sởi đơn giá MVVAC ( Viêt nam) là vắc-xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng được tiên cho trẻ vào tháng thứ 9 còn ở mũi tiêm nhắc lại vào lúc trẻ 18 tháng tuổi sẽ là vắc-xin sởi - rubella.

Vắc-xin sởi – rubella MR ( Việt nam) là vắc-xin sống, giảm độc lực nhằm phòng chống đồng thời 2 bệnh là sởi và rubella. Vắc-xin phối hợp này sẽ giúp bảo vệ trẻ đồng thời khỏi 2 loại bệnh với hiệu quả bảo vệ lên tới 95%. Tuy nhiên, cũng như các loại vắc-xin khác thì tiêm vắc-xin sởi - rubella không thể phòng bệnh tuyệt đối 100% vì đáp ứng miễn dịch còn phụ thuộc vào độ tuổi tiêm, loại vắc-xin, đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe cũng như từ chất lượng và kỹ thuật tiêm vắc-xin tại cơ sở cung cấp.

Vắc-xin sởi - rubella nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng toàn quốc với mục tiêu là tiêm cho toàn bộ trẻ em từ 1-14 tuổi nhằm tạo nên miễn dịch chủ động để phòng bệnh, hướng tới loại trừ bệnh sởi, khống chế bệnh rubella và hội chứng rubella bẩm sinh.Cũng trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì trẻ tiêm mũi sởi đơn sẽ được tiêm 2 mũi vào tháng thứ 9 và 18, còn đối với trẻ tiêm mũi phối hợp sởi - rubella sẽ tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi từ 1-14 tuổi.

Vắc-xin sởi - quai bị - rubella MMRII ( Mỹ) được chỉ định để phòng chống cả 3 bệnh là sởi, quai bị, rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin sẽ được tiêm mũi đầu tiên vào khoảng tháng 12-15 hoặc muộn hơn để tránh tương tác với kháng thể từ mẹ truyền sang con. Mũi tiêm nhắc lại vào độ tuổi 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra có tác dụng củng cố miễn dịch cho đứa trẻ nếu trẻ chưa đáp ứng với mũi tiêm trước.

3. Vắc-xin sởi - rubella

  • Bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc-xin
  • Phụ nữ mang thai và bản thân phụ nữ được tiêm cũng cần tránh mang thai sau 3 tháng
  • Người có tiền sử dị ứng với neomycin
  • Đang có bệnh lý sốt hoặc viêm đường hô hấp
  • Người mắc lao tiến triển mà chưa điều trị hoặc được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch
  • Người có rối loạn về máu, bạch cầu hay u nang hạch bạch huyết
  • Người bệnh suy giảm miễn dịch kể cả AIDS và có biểu hiện lâm sàng về nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch
  • Người có tiền sử gia đình suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền cho đến khi chứng minh được họ có khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc-xin
Vacxin viêm gan A
Vắc-xin sởi - rubella nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Các trường hợp tạm hoãn tiêm vắc-xin sởi , quai bị, rubella gồm có:

  • Mắc bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh cấp tính
  • Trẻ sốt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt xuống dưới 35,5 độ C
  • Trẻ vừa sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch hoặc truyền máu, huyết tương trong 3 tháng
  • Trẻ đang hoặc vừa kết thúc điều trị corticoid trong vòng 2 tuần
  • Trẻ mắc bạch cầu cấp, thiếu máu nặng hoặc các bệnh máu nghiêm trọng khác
  • Các trường hợp tạm hoãn khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các trường hợp dị tật nhưng không suy chức năng các cơ quan, trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ mắc HIV chưa diễn tiến tới AIDS thì không nằm trong diện chống chỉ định tiêm vắc-xin.

Các phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc-xin gồm có:

  • Sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ, hầu hết tự khỏi trong vòng 2-3 ngày mà không cần can thiệp y tế
  • Sốt nhẹ sau tiêm trong khoảng 1-2 ngày chiếm khoảng 5-15% trường hợp
  • Phát ban bắt đầu từ 7-10 ngày sau tiêm và kéo dài khoảng 2 ngày chiếm 2% tổng số ca
  • Viêm não được cảnh báo sau tiêm vắc-xin với tỉ lệ 1/1 triệu mặc dù chưa chứng minh được mối liên quan
  • Có bệnh nhân còn có thể viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
  • Đau cơ, đau khớp thoáng qua và không mạn tính.

Các phản ứng quá mẫn như mề đay, co thắt khí phế quản. Một số phản ứng nặng hiếm gặp hơn có thể là: giảm tiểu cầu, sốc phản vệ hoặc phản ứng của hệ thần kinh trung ương.

Cần lưu ý tiêm vắc- xin MMR cùng một ngày khi dùng các loại vắc-xin sống khác hoặc sau đó ít nhất 1 tháng. Không tiêm chủng ít nhất 3 tháng sau khi tiêm immunoglobulin hoặc truyền máu hay huyết tương vì làm giảm đáp ứng miễn dịch.

tiêm vacxin thủy đậu
Tiếm vắc-xin sởi - quai bị - rubella sẽ giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cổng thông tin điện tử - Bộ Y tế

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan