Vắc xin thương hàn tiêm mấy mũi?

Bệnh thương hàn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đặc biệt người bị bệnh thương hàn có thể lây sang người khác. Vì vậy để phòng tránh bệnh thương hàn, cách tốt nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh, đặc biệt ở những vùng đang có bệnh thương hàn khư trú. Vậy vắc xin thương hàn tiêm mấy mũi là đủ?

1. Tìm hiểu về bệnh thương hàn

1.1 Bệnh thương hàn là gì?

Bệnh thương hàndo trực khuẩn thương hàn Salmonella Typhi và phó thương hàn (Salmonella paratyphi A, B) gây ra. Bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, táo bón, tiêu chảy và ho khan, mạch chậm, có thể có nổi mẩn ngoài da. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhẹ không triệu chứng vì vậy mà dễ dàng lây truyền cho những người khác. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 - 14 ngày.

Chẩn đoán xác định bệnh thương hàn dựa vào đặc điểm dịch tễ vùng đang lưu hành dịch, triệu chứng lâm sàng và phân lập tìm thấy vi khuẩn Salmonella trong máu, phân hoặc các bệnh phẩm khác của người nghi ngờ mắc bệnh.

Bệnh thương hàn
Trực khuẩn thương hàn Salmonella Typhi

1.2 Đặc điểm dịch tễ của thương hàn

  • Bệnh có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên bệnh thương hàn thường xảy ra vào mùa hè.
  • Bệnh thương hàn thường xảy ra ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, đặc biệt là ở những nơi mà có vệ sinh nguồn nước, hệ thống thoát nước kém, vệ sinh an toàn thực phẩm,

1.3 Nguồn truyền nhiễm

  • Người bệnh là nguồn bệnh chính do người bệnh có thể lây cho người khác trong thời kỳ ủ bệnh, khi chưa có triệu chứng lâm sàng.
  • Sau khi khỏi bệnh vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài trong 2-3 tuần đến 2-3 tháng nguy cơ lây nhiễm cho người lành là rất cao.
  • Người lành mang khuẩn: là những người bị nhiễm khuẩn nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng có khả năng lây bệnh cho người khác.

1.4 Phương thức lây truyền

  • Người mắc bệnh thương hàn do ăn phải thực phẩm, uống nước bị nhiễm khuẩn không được nấu chín. Sau đó một số người mắc bệnh thương hàn trở thành người mang mầm bệnh truyền bệnh sang cho những người khác.
  • Do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, người mang vi khuẩn qua chất thải, chân, tay, đồ dùng bị nhiễm khuẩn,...
Chán ăn
Thương hàn có thể lây truyền qua thức ăn bị nhiễm khuẩn

2. Vắc-xin phòng bệnh thương hàn

Vắc-xin thương hàn là vắc-xin bất hoạt (chết) dùng qua đường tiêm. Trên thị trường hiện nay có Vắc-xin Typhim Vi là vắc-xin phòng bệnh thương hàn cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Vắc-xin Typhim là vắc-xin được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur (Pháp).

2.1. Vắc-xin thương hàn tiêm khi nào

Vắc-xin thường được sử dụng cho các đối tượng trong vùng dịch có nguy cơ lây nhiễm cao, những người đi du lịch đến những nơi có dịch thương hàn. Cụ thể:

  • Người tiếp xúc trực tiếp với người mang mầm bệnh như người trong gia đình, hàng xóm,..
  • Nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi khuẩn Salmonella Typhi, nghiên cứu về vắc-xin thương hàn bất hoạt dạng tiêm
  • Du khách nên được chủng ngừa ít nhất 2 tuần trước khi đi để vắc-xin có đủ thời gian phát huy tác dụng cụ thể du khách được tiêm 1 liều vắc-xin để bảo vệ.

2.2. Chống chỉ định

  • Không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi;
  • Các trường hợp có phản ứng nặng với liều trước đó của loại vắc-xin thương hàn không nên dùng liều tiếp theo;
  • Phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của loại vắc-xin;
  • Đang bị bệnh thương hàn;
  • Mắc bệnh suy giảm miễn dịch HIV- AIDS, dùng corticoid kéo dài;
  • Bị ung thư và đang được điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị hoặc hóa chất.
ung thư
Không tiêm vắc xin thương hàn cho bệnh nhân mắc ung thư

2.3. Thận trọng khi sử dụng thuốc

  • Không được tiêm bắp cho người có rối loạn chảy máu như Hemophilia hoặc giảm tiểu cầu;
  • Hoãn tiêm với người đang bị sốt cấp tính đợt tiến triển của bệnh mạn tính;
  • Không được tiêm Typhim đường tĩnh mạch;
  • Luôn chuẩn bị đầy đủ thuốc cấp cứu và các phương tiện y tế cần thiết để đề phòng các phản ứng quá mẫn, shock phản vệ sau khi tiêm vắc-xin.

3. Vắc xin thương hàn tiêm mấy mũi

  • Chỉ tiêm 1 mũi duy nhất cho tất cả các đối tượng.
  • Tiêm nhắc lại 3 năm 1 lần, nếu sinh sống trong vùng có nguy cơ cao hoặc đối tượng vẫn có nguy cơ phơi nhiễm.

Cách dùng: Vắc-xin được chỉ định tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

4. Tác dụng không mong muốn

  • Đau, sưng, mẩn đỏ tại chỗ tiêm;
  • Sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp;
  • Rối loạn tiêu hóa có thể gặp như buồn nôn, đau bụng;
  • Dị ứng, ngứa, phát ban, mày đay; phản ứng phản vệ tuy nhiên rất hiếm gặp.
Bị tức bụng và hay buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?
Dị ứng vacxin có thể khiến người bệnh nôn nao do rối loạn tiêu hóa

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

57.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan