Chủ đề Ung thư dạ dày

Tên gọi khác

Các đối tượng có nguy cơ sau cần tầm soát ung thư dạ dày:

  • Tuổi cao (> 50 tuổi)
  • Có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, bệnh đa polyp tuyến gia đình hoặc ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyps
  • Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính, nhiễm HP
  • Người đã phẫu thuật cắt dạ dày
  • Người có thói quen ăn uống đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng
  • Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia
  • Người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài, …

Tầm soát ung thư dạ dày trên các đối tượng nguy cơ bao gồm nội soi thực quản dạ dày tá tràng và xét nghiệm chất chỉ điểm u CEA, CA 72-4, CA 19-9. Nếu thấy bất thường bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác.

  • Nội soi dạ dày: Đưa ống soi vào dạ dày qua thực quản giúp quan sát trực tiếp tổn thương và các tính chất: vị trí, kích thước, hình dạng, mức độ xâm lấn. Tiến hành bấm sinh thiết các tổn thương để làm giải phẫu bệnh.
  • Xét nghiệm chất chỉ điểm u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.