Dấu hiệu u sụn xương ở trẻ em

U sụn xương là những khối u lành tính ảnh hưởng tới trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu hết những trường hợp u sụn xương ở trẻ thường không cần điều trị nhưng cần được theo dõi để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra. Vậy những dấu hiệu u sụn xương ở trẻ em là gì?

1. U sụn xương ở trẻ em

U sụn xương ở trẻ em là sự phát triểu quá mức của xương và sụn. Các khối u có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào, tuy nhiên tại các sụn ở gần các đầu xương có bản sụn phát triển như xương đùi, xương cánh tay, xương chày và các xương cẳng tay thường gặp nhất. Bên cạnh đó, các xương phẳng như xương chậu và xương bả vai cũng có thể bị ảnh hưởng. U sụn xương là một tổn thương lành tính thường gặp nhất, thường gặp trong quá trình phát triển của hệ xương tức là lứa tuổi từ 10-25 tuổi.

U sụn xương xảy ra ở 3% dân số và chiếm khoảng 35% các khối u lành tính. Khối u sụn xương có thể phát triển đơn độc hoặc phát triển đa u, tuy nhiên phần lớn các trường hợp những khối u này là tổn thương đơn độc không di truyền. Nguyên nhân dẫn tới u sụn xương ở trẻ em có liên quan tới yếu tố gen. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được khẳng định chính xác.

Xem ngay: Chẩn đoán u xương sụn bằng những phương pháp y tế nào?

2. Dấu hiệu của u sụn xương của trẻ em

Những dấu hiệu u sụn xương của trẻ em thường gặp nhất bao gồm:

  • Chiều cao ở trẻ bị u sụn xương thường thấp hơn so với độ tuổi
  • Xuất hiện đau ở các bắp cơ liền kề khối u
  • Chiều dài của hai tay và hai chân không cân xứng
  • Chân hoăc tay có sự biến dạng về hình thái

Mỗi cá nhân thường có những biểu hiện khác nhau. Thông thường trẻ không có đầy đủ những triệu chứng trên mà còn có thể nhầm lẫn với những triệu chứng của bệnh lý khác. Vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa ngay đến cơ sở y tế để đươc thăm khám.

u sụn xương ở trẻ em
Sử dụng thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng u sụn xương ở trẻ em

3. Điều trị u sun xương của trẻ em

Phương pháp điều trị bệnh u xương ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, số lượng kích thước, vị trí khối u và mức độ ảnh hưởng đến vận động của khớp và toàn thân. Các phương pháp điều trị u sụn xương cho trẻ em bao gồm:

  • Sử dụng thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng
  • Phẫu thuật giúp loại bỏ khối u: nên can thiệp phẫu thuật vào giai đoạn muộn khi trẻ gần tới tuổi trưởng thành nếu không nguy cơ tái phát rất cao.

Đối với một số trường hợp u xương ở trẻ em không cần phải can thiệp điều trị nếu không xuất hiện triệu chứng.

Tóm lại, u sụn xương là những khối u lành tính ảnh hưởng tới trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu hết những trường hợp u sụn xương ở trẻ thường không cần điều trị nhưng cần được theo dõi để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ ngay tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan