Lưu ý khi dùng thuốc chống loãng xương

Có nhiều loại thuốc uống chống loãng xương được chỉ định cho nhóm đối tượng là phụ nữ sau mãn kinh và người già. Tuy nhiên cũng như nhiều loại thuốc khác, thuốc chống loãng xương có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, khi dùng thuốc người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

1. Tổng quan về bệnh loãng xương

Loãng xương là hệ xương trong cơ thể gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hóa khiến mật độ xương suy giảm và làm tăng nguy cơ bị gãy xương.

Dựa vào nguyên nhân, có thể phân loãng xương thành loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Trong đó, loãng xương nguyên phát được chia thành loãng xương type 1 (thường gặp ở phụ nữ mãn kinh) và type 2 (thường gặp ở người cao tuổi, do cơ thể bị lão hóa).

Còn loãng xương thứ phát thường do mắc phải một số bệnh lý mãn tính (như bệnh cường giáp, tiểu đường, gan, viêm khớp, ung thư, ...) hoặc sử dụng một số loại thuốc điều trị gây ra (như thuốc lợi tiểu, heparin, corticoid, ...).

Bệnh loãng xương nếu không điều trị và phòng ngừa có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như đau mỏi, tê nhức các khớp, thoái hóa khớp, bệnh thận và tim mạch, nguy hiểm nhất là gãy xương, teo cơ và dẫn đến tàn tật.

2. Các thuốc chống loãng xương

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh loãng xương sẽ có biện pháp điều trị khác nhau. Trước tiên, người bệnh cần được đo mật độ khoáng xương và kết hợp với các yếu tố khác (như giới tính, tuổi tác, tiền sử chấn thương ở xương) để đánh giá chính xác tình trạng bệnh.

Trước khi dùng thuốc chống loãng xương để điều trị bệnh, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống với việc tăng cường vitamin D và canxi, đồng thời hạn chế thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu để không cản trở hấp thu canxi trong xương.

Mục tiêu của điều trị bệnh loãng xương bằng cách dùng thuốc là làm tăng mật độ và khối lượng xương, phục hồi những cấu trúc xương bị loãng và ngăn chặn mất xương, giảm nguy cơ gãy xương.

Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chống loãng xương như sau:

  • Canxi và vitamin D để bổ sung hàng ngày trong trường hợp chế độ ăn không đảm bảo cung cấp đủ vitamin D và canxi.
  • Thuốc chống hủy xương: Một số loại thuốc chống hủy xương thường được dùng để điều trị bệnh loãng xương như Bisphosphonate (làm chậm quá trình mất xương và giảm nguy cơ gãy xương, thời gian dùng thuốc từ 3 - 5 năm, thường chỉ định cho phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi); Calcitonin (chỉ định cho đối tượng là phụ nữ sau mãn kinh hoặc người bệnh không dung nạp được thuốc chống loãng xương khác, thời gian dùng thuốc từ 2 - 4 tuần khi người bệnh bị gãy xương); thuốc chủ vận/đối kháng Estrogen (thường dùng ở phụ nữ sau mãn kinh, có tác dụng cải thiện tình trạng suy giảm mật độ xương và từ đó giúp giảm nguy cơ gãy xương).
  • Thuốc chống loãng xương khác: Protelos (có tác dụng tăng cường tạo xương, ức chế quá trình hủy xương, hạn chế sử dụng vì gây tác dụng phụ đối với tim mạch); Durabolin (có tác dụng tăng quá trình đồng hóa).

3. Lưu ý khi dùng thuốc chống loãng xương

Việc sử dụng các loại thuốc chống loãng xương để điều trị bệnh cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, vì cũng giống như các loại thuốc khác, thuốc điều trị loãng xương có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng 02 loại thuốc chống hủy xương phổ biến Bisphosphonate và Calcitonin.

3.1 Lưu ý khi dùng thuốc chống loãng xương Bisphosphonate

  • Thuốc có thể gây tác dụng phụ là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, đau đầu, đau cơ xương khớp.
  • Nên uống thuốc trước khi ăn, lúc bụng đói, uống thuốc với một ly nước đầy và ở tư thế đứng thẳng. Sau khi uống thuốc, nên giữ nguyên tư thế đứng tối thiểu 30 phút và không được ăn uống.
  • Nếu thấy có biểu hiện đau nhức ở hông, đùi, háng trong khi dùng thuốc, người bệnh nên báo ngay với bác sĩ.
  • Trước khi dùng thuốc chống loãng xương, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe răng miệng để đảm bảo việc dùng thuốc không ảnh hưởng đến xương hàm.
  • Không dùng Bisphosphonate ở người bị hạ canxi máu, mắc bệnh dạ dày hoặc và thực quản bất thường ở thực quản (như hẹp thực quản, trào ngược axit dạ dày - thực quản, viêm thực quản, ...), người bị quá mẫn với thành phần của thuốc, bệnh nhân suy thận.

3.2 Lưu ý khi dùng thuốc chống loãng xương Calcitonin

  • Thuốc có thể gây tác dụng phụ là đau bụng, buồn nôn, đau đầu, tăng canxi máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, phát ban.
  • Không dùng thuốc ở người bị tăng canxi huyết, nhiễm độc vitamin D, vôi hóa di căn, hoặc quá mẫn với thành phần của thuốc.
  • Ngừng bổ sung vitamin D trong quá trình dùng thuốc chống loãng xương Calcitonin để điều trị bệnh.
  • Uống đủ nước và tránh để cơ thể mất nước khi đang dùng thuốc.
  • Báo với bác sĩ nếu người bệnh đang uống thuốc lợi tiểu, thuốc kháng axit, ...

Với các loại thuốc điều trị loãng xương khác như thuốc đối kháng Estrogen, cần lưu ý là không được dùng thuốc trong thời gian dài. Đặc biệt, với liệu pháp hormone vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên khuyến cáo chỉ dùng với liều lượng thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất. Bên cạnh đó cũng cần cân nhắc lợi ích và rủi ro giữa việc dùng thuốc chống loãng xương và liệu pháp hormone.

Một số loại thuốc chống loãng xương không được dùng ở người bị tăng hoặc hạ canxi trong máu, người bị bệnh dạ dày - thực quản. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình dùng thuốc điều trị, người bệnh cảm thấy đau từ phần hông trở xuống thì cần báo ngay với bác sĩ điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Suproxicam
    Công dụng thuốc Suproxicam

    Thuốc Suproxicam được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là Meloxicam. Thuốc được sử dụng trong triệu chứng dài hạn của các cơn viêm đau mãn tính của nhiều bệnh lý khác nhau

    Đọc thêm
  • viansone
    Công dụng thuốc Viansone

    Thuốc Viansone là thuốc kê đơn được ứng dụng hiệu quả trong điều trị tích cực các triệu chứng của bệnh viêm xương khớp. Hiểu rõ về công dụng, liều dùng cũng như những lưu ý khi dùng thuốc sẽ ...

    Đọc thêm
  • Arthrigiox
    Công dụng thuốc Arthrigiox

    Thuốc Arthrigiox được chỉ định điều trị triệu chứng giảm đau trong các bệnh lý về xương khớp. Vậy thuốc Arthrigiox sử dụng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về tác ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Reamemton 500
    Công dụng thuốc Reamemton 500

    Reamemton 500 thuộc nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm thường được chỉ định trong các bệnh lý cơ xương khớp, viêm khớp dạng thấp,... Vậy thành phần, công dụng và cách sử dụng thuốc là gì?

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Carocicam
    Công dụng thuốc Carocicam

    Được điều chế dưới dạng dung dịch tiêm, đóng gói ống 1ml. Hiện nay thuốc Carocicam được bác sĩ, dược sĩ chỉ định trong điều trị những bệnh gì và đối tượng nào nên sử dụng thuốc Carocicam?

    Đọc thêm