Sơ cứu chấn thương xương, khớp

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Ngọc Duy - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Chấn thương xương khớp là một trong các chấn thương thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, lao động. Việc nắm được các bước sơ cứu chấn thương xương khớp sẽ giúp bạn có những kiến thức sơ cấp cứu ban đầu, giúp nạn nhân bước đầu thoát khỏi nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe toàn diện cũng như sự vận động sau này.

1. Tổng quan về chấn thương xương khớp

Gãy xương là tổn thương khi xương mất liên tục. Gãy xương có thể là gãy kín (không có vết thương ở vị trí gãy), hoặc hở (có vết thương ở vị trí gãy hoặc đầu xương lòi ra ngoài da).

Trật khớp là khớp bị ra khỏi ổ khớp do tình trạng mô, dây chằng quanh khớp bị rách, giãn ra khi bị giãn hoặc căng quá mức.

Bong gân là tổn thương khi gân bị đụng giập, giãn ra, rách

chấn thương xương khớp

2. Sơ cấp cứu ban đầu chấn thương

Cũng như sơ cứu chấn thương cột sống cổ hay sơ cứu chấn thương sọ não, đầu tiên cần đánh giá, đảm bảo hiện trường an toàn, đồng thời đánh giá tình trạng nạn nhân bằng cách: Nhìn, nghe và sờ.

  • Nhìn: Nếu có tổn thương rõ ràng ở xương, cơ và khớp thì nạn nhân sẽ không thể cử động phần bị thương. Bên cạnh đó, có thể bị sưng ở vị trí bị thương, đồng thời bất bình thường so với bên đối diện. Ngoài ra, có thể có chảy máu từ vị trí tổn thương.
  • Nghe: Nạn nhân sẽ kêu đau và để nạn nhân kể chuyện gì đã xảy ra
  • Sờ: Một số trường hợp không nhìn thấy tổn thương thì người giúp hãy sờ chạm nhẹ vào vùng tổn thương có thể xác định được vấn đề.

2.1.Kế hoạch sơ cứu chấn thương

  • Gọi hỗ trợ
  • Nếu nạn nhân đau nhiều và/hoặc có tổn thương nặng, cần vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Nếu nạn nhân ở hiện trường nguy hiểm, di chuyển nạn nhân đến nơi an toàn nhanh nhất và cẩn thận nhất có thể.

2.2. Tiến hành

  • Xác định những vấn đề nguy hiểm trước tiên (chảy máu, đường thở, hô hấp,..)
  • Trấn an nạn nhân và giải thích chuyện gì sẽ xảy ra
  • Chườm lạnh vùng tổn thương nếu có thể
  • Tránh di chuyển và vận động vùng tổn thương

Với chấn thương ở tay thì cần thực hiện một trong các việc sau:

  • Yêu cầu người bệnh dùng tay lành hỗ trợ tay bị thương
  • HOẶC nẹp cố định tay (như hình ảnh bên dưới)

Cố định gãy xương vùng cẳng tay:

Cố định gãy xương vùng cẳng tay

Cố định gãy xương vùng cẳng tay:

Cố định gãy xương vùng cẳng tay

Với chấn thương ở chân và khung chậu: thực hiện một trong các việc sau

chấn thương ở chân và khung chậu

Bước cuối cùng cần tiếp tục đánh giá tình trạng nạn nhân. Nếu nạn nhân bất tỉnh làm theo các bước cấp cứu hỗ trợ sự sống cơ bản (BLS). Sau đó, người trợ giúp có thể đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự trợ giúp y tế từ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn.

Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hoạt động 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ nhật cũng như các ngày lễ trong năm. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu tại Khoa được đào tạo chuyên sâu, bài bản, có thể tiếp nhận và xử lý khẩn cấp các trường hợp bệnh nhân, đồng thời luôn có sự phối hợp với tất cả các chuyên khoa một cách nhanh chóng.

Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, khoa Cấp cứu đã tiến hành cấp cứu và cứu sống những bệnh nhân nặng, phức tạp. Đồng thời, người bệnh tại Khoa Cấp cứu luôn được chăm sóc phối hợp bởi nhiều chuyên khoa chuyên sâu khác (chăm sóc theo nhóm chuyên khoa - Team Base Care). Chính vì vậy, tại Khoa Cấp cứu, người bệnh sẽ được khám, chẩn đoán, chính xác, nhanh chóng mức độ tin cậy cao và được điều trị chuyên sâu ngay từ giai đoạn cấp cứu giúp người bệnh nhanh chóng qua khỏi giai đoạn nguy kịch và ổn định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan