Phương pháp điều trị liệt tứ chi?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bố em bị liệt tứ chi, mềm như bún. Bệnh tình diễn ra từ từ, theo thời gian chức năng vận động giảm dần trong 03 năm nay, đến nay tứ chi mềm như bún không hoạt động được. Vậy bác sĩ cho em hỏi phương pháp điều trị liệt tứ chi? Bố em có thể vận động trở lại bình thường không thưa bác sĩ? Bố em sinh năm 1950. Mong bác sĩ tư vấn, em cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Bá Hồi (1983)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Tiêu đề”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Liệt tứ chi là bệnh thường do tổn thương tủy sống gây ra làm mất cảm giác và vận động tay chân bao gồm các vấn đề về hô hấp do có thể liệt các cơ hô hấp, mất kiểm soát của ruột và bàng quang, trực tràng, loét da, co rút các khớp tay chân do không vận động tự ý được,...

Để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ làm nhiều xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, bên cạnh tìm và điều trị nguyên nhân, phục hồi chức năng cho người bị liệt tứ chi cần được tiến hành càng sớm càng tốt và liên tục về sau. Mục đích để tăng cường sức cơ, duy trì các tầm vận động của các khớp tay chân, ngừa teo cơ, co rút biến dạng khớp, ngừa loét da do nằm lâu, ngừa các biến chứng do bất động như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, táo bón, suy kiệt và đề phòng huyết khối tĩnh mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch hai chân.

Khả năng phục hồi của người bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, hiệu quả của điều trị và mức độ tổn thương tủy. Các bài tập bao gồm đặt người bệnh ở tư thế tốt, chêm lót tốt tránh tỳ đè gây loét, lăn trở thường xuyên ít nhất 2 giờ/lần, vệ sinh giữ gìn da luôn khô sạch, tập thở, tập ho, vỗ rung lồng ngực ngừa ứ đọng đờm dãi trong phổi gây nhiễm trùng hô hấp, nếu có rối loạn tiểu tiện cần đặt sonde tiểu ngắt quãng, theo dõi lượng nước tiểu, súc rửa bàng quang (nếu cần) để ngừa nhiễm trùng tiết niệu.

Người bệnh cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ nước, cân bằng đạm vitamin, chống táo bón và chống suy kiệt. Xoa bóp và tập các bài tập vận động thụ động tay chân và thân mình hàng ngày tăng cường nuôi dưỡng máu cho các cơ và ngừa co rút khớp.

Ba của bạn đã bị liệt mềm tứ chi ba năm, khả năng phục hồi khó, tập luyện và chăm sóc tốt sẽ ngừa các biến chứng do bất động gây ra. Nếu bạn cần được hướng dẫn cụ thể, bạn có thể mời các chuyên viên vật lý trị liệu ở các cơ sở y tế gần nhà tới nhà để hướng dẫn thêm cho các thành viên trong gia đình tập luyện cho ba bạn.

Nếu bạn còn thắc mắc về liệt tứ chi, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

178 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Trẻ bị di chứng bại não có cấy tế bào gốc được không?
    Tư thế đúng khi chăm sóc trẻ bại não

    Trẻ bị bại não gặp khó khăn trong mọi mặt. Việc chăm sóc trẻ bại não cần chú ý đến các tư thế hàng ngày như cách bế, tư thế ngồi, nằm...để ngăn ngừa các biến dạng về xương khớp, ...

    Đọc thêm
  • Các vấn đề khó khăn thường gặp ở trẻ bại não
    Ăn uống ở trẻ bại não

    Việc ăn uống của trẻ mắc bệnh bại não luôn gặp khó khăn và không theo kịp được các mốc phát triển cảm giác - vận động miệng so với những đứa trẻ bình thường. Khiếm khuyết ăn uống ở ...

    Đọc thêm
  • hậu quả của viêm khớp dạng thấp
    Các hậu quả của viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý khớp viêm thường gặp, nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như mù lòa, đau dạ dày và ruột do liên quan đến ...

    Đọc thêm
  • tổn thương tủy cổ cấp
    Đánh giá tổn thương tủy cổ cấp

    Tổn thương tủy sống đã trở thành dịch bệnh trong xã hội hiện đại. Bất chấp những tiến bộ đạt được trong sự hiểu biết về cơ chế bệnh sinh và những cải thiện trong việc nhận biết và điều ...

    Đọc thêm
  • rễ thần kinh tủy sống
    Các bệnh lý mạch máu của tủy sống (Phần 3)

    Dị dạng động - tĩnh mạch (AVM) tủy sống là bất thường mạch máu tủy sống hay gặp thứ hai sau rò động-tĩnh mạch màng cứng tủy sống, chiếm tới 15% trong tất cả các dị dạng mạch máu tủy. ...

    Đọc thêm