Sau điều trị chấn thương vùng đầu hay bị chóng mặt có nguy hiểm không?

Hỏi

Chào bác sĩ! Em bị té xe chấn thương ở đầu gần một tháng. Em điều trị ở bệnh viện tỉnh, bây giờ em ngồi lên và nằm xuống thường chóng mặt một xíu. Xin hỏi bác sĩ trường hợp, sau điều trị chấn thương vùng đầu hay bị chóng mặt có nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn.

Nguyễn Văn Chiến (1993)

Chào bác sĩ, tôi từng bị chấn thương đầu đã xuất viện 1 thời gian tại sao bây giờ vẫn hay bị chóng mặt ạ? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn! Bạn đã té xe gây chấn thương ở đầu gần một tháng, nhưng bác sĩ không rõ là bạn bị chấn thương ở phần mềm dưới da đầu hay có tổn tổn thương não hay không. Nhưng sau khi tai nạn bạn bị chóng mặt một chút xíu khi ngồi lên hay nằm xuống có thể gặp nhiều nguyên nhân nhưng gặp trong 3 nhóm bệnh sau.

Lo lắng do căng thẳng tâm lý, các bệnh nội khoa và do tiền đình. Chóng mặt do tiền đình có liên quan đến bệnh lý của cơ quan tiền đình ở tai trong (như trường hợp của bạn bị chấn thương đầu có thể ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình) gây ra triệu chứng chóng mặt quay cuồng rất dữ dội, có thể kèm theo buồn nôn và ói. Trường hợp của bạn chóng mặt một xíu nên không nghỉ do tiền đình.

Chóng mặt do căng thẳng tâm lý và các bệnh nội khoa thường gặp (tăng huyết áp, hạ huyết áp, thiếu máu, ăn uống kém do bệnh lý đường tiêu hóa...) gây ra triệu chứng chao đảo, xây xẩm, choáng váng.

Bạn có khả năng bị do căng thẳng tâm lý hay bệnh nội khoa. Mức độ nặng nhẹ tùy theo nguyên nhân gây chóng mặt. Do đó, bạn nên khám lại với bác sĩ điều trị để được chẩn đoán hoặc có thể tới bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được thăm khám bởi những bác sĩ chuyên môn.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu hỏi “Sau điều trị chấn thương vùng đầu hay bị chóng mặt có nguy hiểm không?” Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt.

Được giải đáp bởi Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Cetecocenzitax
    Công dụng thuốc Cetecocenzitax

    Cetecocenzitax là một thuốc kháng histamine được sử dụng trong say tàu xe và rối loạn tiền đình. Vậy khi sử dụng thuốc Cetecocenzitax cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn?

    Đọc thêm
  • Seonar
    Công dụng thuốc Seonar

    Thuốc Seonar có thành phần chính là hoạt chất Flunarizin dưới dạng Flunarizin dihydrochlorid với hàm lượng 5mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc có công dụng trong điều trị đau nửa ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Mezapizin 5
    Công dụng thuốc Mezapizin 5

    Mezapizin 5 là thuốc kê đơn, có thành phần chính là Flunarizin dihydroclorid, hàm lượng 5mg, bào chế dạng viên nén, đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên. Thuốc được dùng để dự phòng và điều trị cơn đau ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Hatrenol
    Công dụng thuốc Hatrenol

    Hatrenol thuộc nhóm thuốc điều trị đau nửa đầu. Muốn hạn chế tác dụng không mong muốn có thể xảy ra sau khi dùng thuốc, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để nâng cao hiểu biết của mình.

    Đọc thêm
  • flunavertig
    Công dụng thuốc Flunavertig

    Đau nửa đầu có thể gây ra những cơn đau đầu dữ dội, thuốc Flunavertig được sử dụng phổ biến cho tình trạng xuất hiện các cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu. Vậy thuốc Flunavertig có tác dụng gì ...

    Đọc thêm