Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hưng

Giới thiệu

TS. Nguyễn Xuân Hưng đã có gần 15 năm kinh nghiệm làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, viện sinh học trong và ngoài nước với các thành tựu nổi bật:

  • Phát minh một phương pháp cố định tế bào mới để sàng lọc kháng thể scFv gắn đặc hiệu vi khuẩn Listeria monocytogenes từ thư viện trình diện thực khuẩn thể

  • Chứng minh được cơ chế chức năng của protein Akirin trong con đường truyền tín hiệu NF-kB

  • Chứng minh được cơ chế chức năng của protein Toso trong con đường truyền tín hiệu gây apoptosis

  • Phát triển mô hình chuột cho bệnh ngủ rũ

  • Tạo được hỗn hợp vector mã hóa vỏ của lentivirus và vector tách dòng mạch thẳng có hiệu quả như các kit thương mại

  • Sau nhiều năm thực hiện các nghiên cứu cơ chế của hiện tượng chết có chương trình ở tế bào miễn dịch và con đường tín hiệu NF-kB, hiện tại các nghiên cứu của TS. Hưng tập trung vào xác định cơ chế gây bệnh ngủ rũ, sử dụng kỹ thuật trình diện thực khuẩn thể và tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSC)

  • Ngoài ra, TS. Nguyễn Xuân Hưng còn là người khởi xướng, điều phối và dịch giả chính của cuốn sách Sinh học phân tử của tế bào, admin của diễn đàn Sinh học Việt nam (sinhhocvietnam.com), đồng sáng lập viên và cựu chủ tịch hội sinh viên Việt nam tại Strasbourg, Pháp

Chức vụ

Giám đốc Trung tâm Công nghệ cao 

Kinh Nghiệm
  • 05/2020 - nay: Giám đốc Trung tâm Công nghệ cao 

  • Từ 2018 - 04/2020: Phó Viện trưởng kiêm Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học Viện Nghiên cứu Tế bào gốc & công nghệ gen Vinmec 

  • Từ 2015 - 2018: Trung tâm sinh bệnh học Toulouse Purpan, Toulouse, Pháp

  • Từ 2010 - 2015: Viện sinh học phân tử và tế bào, Strasbourg, Pháp

  • Từ 2007 - 2010: Trung tâm nghiên cứu Borstel, Borstel, Đức

  • Từ 2005 - 2007: Viện Công nghệ Sinh học, Viện khoa học Việt Nam
Giải thưởng và ghi nhận
  • 2007: Học bổng từ trung tâm nghiên cứu Leibniz, Đức

  • 2016: Tài trợ nghiên cứu sau tiến sĩ từ vùng Occitanie, Pháp
Sách, báo, công trình nghiên cứu
  • Nguyen X-H*#, Dauvilliers Y, Quériault C, Perals C, Romieu-Mourez R, Paulet PE, Bernard-Valnet R, Fazilleau N, Liblau R#. 2018. Circulating follicular helper T cells exhibit reduced ICOS expression and impaired function in narcolepsy type 1 patients. J. Autoimmun. 94:134-142. (IF:7.6)

  • Nguyen X-H*#, Trinh TL, Vu TBH, Le QH & To KA. 2018. Isolation of phage display library-derived scFv antibody specific to Listeria monocytogenes by a novel immobilized method. J Appl Microbiol. 124(2): 591-597. (IF:2.1)

  • Trung KH*, Nguyen TK, Khuat HBT, Nguyen TD, Khanh TD, Xuan TD & Nguyen X-H#. 2017. Whole genome sequencing reveals the islands of novel polymorphisms in two native aromatic japonica rice landraces from Vietnam. Genome Biol Evol. 9(6): 1816-1820. (IF:3.9)                                                                                                                      

  • Hartmann FJ*, Bernard-Valnet R, Quériault C, Mrdjen D, Weber L, Galli E, Krieg C, Robinson MD, Nguyen X-H, Dauvilliers Y, Liblau R# & Becher B#. 2016. High-dimensional single-cell analysis reveals the immune signature of narcolepsy. J Exp Med. 213(12):2621-2633. (IF:10.7)

  • Stienne C*, Michieletto MF*, Benamar M, Bernard I, Carrié N, Nguyen X-H, Lippy Y, Liblau RS, Hedrick SM, Saoudi A & Dejean AS#. 2016. Foxo3 Transcription Factor Drives Pathogenic T Helper 1 Differentiation by Inducing the Expression of Eomes. Immunity. 45(4):774-787. (IF:19.7)

  • Nguyen X-H*, Saoudi A & Liblau RS#. 2016. Vaccine-associated inflammatory diseases of the central nervous system: from signals to causation. Curr Opin Neurol. 29(3):362-371. (IF:4.0)

  • Bernard-Valnet R*, Yshii L, Quériault C, Nguyen X-H, Arthaud S, Rodrigues M, Canivet A, Morel AL, Matthys A, Bauer J, Pignolet B, Dauvilliers Y, Peyron C & Liblau R#. 2016. CD8 T cell-mediated killing of orexinergic neurons induces a narcolepsy-like phenotype in mice. Proc Natl Acad Sci U S A. 113(39):10956-61. (IF:9.5)        Highlighted in Nat. Rev. Neurosci. 2016. 17(11):374-374

  • Bonnay F*, Nguyen X-H*, Cohen-Berros E, Troxler L, Batsche E, Camonis J, Takeuchi O, Reichhart JM & Matt N#. 2014. Akirin specifies NF-κB selectivity of Drosophila innate immune response via chromatin remodeling. EMBO J. 33(20):2349-2362. (IF:10.5)                           

  • Nguyen X-H*, Fattakhova G, Lang P, Lang K, Adam D, Foeger N & Lee KH#. 2012. Antiapoptotic function of Toso (Faim3) in death receptor signaling. Blood. 119(7):1790-1791. (IF:15.1)                             

  • Nguyen X-H*, Lang P*, Lang K*, Adam D*, Fattakhova G*, Foeger N, Kamal A, Prilla P, Mathieu S, Wagner C, Mak TW, Chan AC & Lee KH#. 2011. Toso regulates the balance between apoptotic and non-apoptotic death receptor signaling by facilitating RIP1 ubiquitination. Blood. 118(3):598-608. (IF: 15.1)

  • Nguyen X-H*, Nghiem NM & Dang TCH#. 2004. Biodegradation of oil by the strain BSHL5 bacteria isolated from Cua Luc in Quang Ninh. Vietnam J Biotechnol. 2(2):253-264.

CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

  • 2019: 01 đề tài thuộc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED)

  • 2019: 01 đề tài thuộc Trung tâm công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền quốc tế (ICGEB)
Quá trình đào tạo
  • 2010: Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Miễn dịch học phân tử tại Trung tâm nghiên cứu Borstel (FZB)- Đức
  • 2006: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học, Đại học Bách khoa Hà Nội
  • 2004: Tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ sinh học, Đại học Bách khoa Hà Nội
  • 2003: Tốt nghiệp cử nhân ngành Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân
Khách hàng đánh giá Bác sỹ Nguyễn Xuân Hưng:  0 lượt

Điểm trung bình mức độ hài lòng của khách hàng hiển thị bên dưới được lấy từ khảo sát trải nghiệm khách hàng độc lập của phòng Quản lý chất lượng.

Các câu trả lời được đo trên thang điểm từ 1 đến 5 với 5 là điểm tốt nhất tương đương với mức “Rất tốt”.

Các ý kiến nhận xét phản ánh quan điểm và ý kiến khách quan của khách hàng.

 

Hiện không có nhận xét về bác sĩ này.