Thời gian sử dụng tối đa với thuốc chống viêm không steroid

Nhóm thuốc NSAID (NSAIDS) là các thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc có tác dụng giúp giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý có liên quan đến các cơn đau cấp tính và cơ xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, gút, viêm khớp dạng thấp tuổi thanh thiếu niên, thoái hóa khớp, thống kinh nguyên phát,...

1. Nhóm thuốc NSAID là thuốc gì?

Nhóm thuốc NSAID (NSAIDS) là các thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc có tác dụng giúp giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý có liên quan đến xương khớp.

Nhóm thuốc NSAID được chia thành 2 nhóm, đó là:

  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid không kê đơn như: Aspirin, Ibuprofen.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid khi sử dụng cần được kê đơn như: Diclofenac, Meloxicam, Flurbiprofen, ....

2. Tác dụng của nhóm NSAID

Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm do cơ chế hoạt động bằng cách ngăn chặn các prostaglandin - đây là những chất làm tăng độ nhạy cảm của các dây thần kinh và tăng cơn đau của bạn trong quá trình viêm. Các prostaglandin cũng đóng vai trò trong việc kiểm soát thân nhiệt của cơ thể.

Thuốc chống viêm không steroid được chỉ định dùng trong các trường hợp cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh viêm khớp như: Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp tuổi thanh thiếu niên
  • Gút
  • Thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng, thoái hóa khớp, đau vai gáy, đau thắt lưng, đau thần kinh tọa
  • Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể và các bệnh hệ thống khác.
  • Viêm quanh khớp vai, viêm lồi cầu xương cánh tay, hội chứng đường hầm cổ tay và các bệnh lý phần mềm do thấp khác.
  • Thống kinh nguyên phát
  • Ngoài ra, thuốc chống viêm không steroid còn được chỉ định trong một số trường hợp khác khi có chỉ định của bác sĩ.

3. Chống chỉ định của thuốc chống viêm không steroid

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc chống viêm không steroid
  • Bệnh nhân đang bị thủng dạ dày, ruột, loét dạ dày tá tràng hoặc loét dạ dày đang tiến triển, có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
  • Bệnh nhân suy thận nặng, suy gan, suy tim nặng.
  • Bệnh nhân có bệnh lý chảy máu không kiểm soát được
  • Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú.

4. Liều dùng và thời gian sử dụng tối đa với thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể tham khảo liều dùng các thuốc chống viêm không steroid như sau:

  • Đối với nhóm thuốc chống viêm không steroid không kê đơn:

- Dùng để hạ sốt: Thời gian sử dụng khuyến cáo không quá 3 ngày

- Dùng để giảm đau: Thời gian sử dụng khuyến cáo không quá 5 ngày

  • Đối với nhóm thuốc chống viêm không steroid có kê đơn

Không có khuyến cáo về thời gian sử dụng tối đa cho từng hoạt chất. Tùy theo mức độ của bệnh bác sĩ sẽ đánh giá mức độ đáp ứng với thuốc và có chỉ định phù hợp. Khuyến cáo sử dụng thuốc ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất cho hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể tham khảo liều dùng thuốc chống viêm không steroid như sau:

- Liều dùng đối với người lớn:

Thuốc Celecoxib: sử dụng liều khởi đầu 100-200mg/ngày chia làm 1-2 lần/ngày sau đó tăng liều tùy theo chẩn đoán và mức độ đáp ứng bệnh, liều dùng tối đa không quá 400mg/ngày, thời gian sử dụng tối đa không quá 1 tuần trong trường hợp đau cấp tính

Thuốc Diclofenac diethylamine: dùng bôi ngoài da được chỉ định trong trường hợp đau xương, khớp cấp tính, liều dùng 2-4g/ngày thoa 2-3 lần/ngày. Thời gian sử dụng tối đa không quá 1 tuần.

Thuốc Diclofenac kali: sử dụng liều 100mg/ngày, thời gian sử dụng tối đa không quá 1 tuần. Trong trường hợp bệnh nhân thống kinh nguyên phát sử dụng liều 200mg/ngày đầu, sau đó giảm liều 100mg/ngày từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7.

Thuốc Diclofenac natri: sử dụng liều 100mg/ngày. Sử dụng liều thấp nhất đạt hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể để ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch.

Thuốc Etodolac: sử dụng liều 200-300mg x 2 lần/ngày. Liều sử dụng tối đa không quá 1000mg/ngày

Thuốc Flurbiprofen: Sử dụng liều 200mg/ngày chia ra làm 2-3 lần. Liều sử dụng tối đa không quá 300mg/ngày trong đợt cấp.

Thuốc Ibuprofen: sử dụng liều 1200mg/ngày chia ra mỗi 4-6 giờ/lần. Dung dịch truyền tĩnh mạch thực hiện theo y lệnh của bác sĩ.

Thuốc Indomethacin: Sử dụng liều tối đa không quá 200mg/ngày và ngưng thuốc sau khi các triệu chứng được kiểm soát vài ngày.

Thuốc Meloxicam: Liều dùng khởi đầu 7,5mg/ngày, liều duy trì thông thường là 7,5-15mg/ngày. Sử dụng liều tối đa không quá 15 mg/ngày.

- Liều dùng đối với trẻ em:

Thuốc Ibuprofen: sử dụng liều 5-10mg/kg cân nặng mỗi lần cách nhau 6-8 giờ (nếu cần) trong trường hợp giảm đau, hạ sốt. Liều dùng tối đa không quá 40mg/kg cân nặng/ngày.

Thuốc Indomethacin: dùng điều trị viêm khớp dạng thấp tuổi thanh thiếu niên. Liều dùng khởi đầu 1-2mg/kg cân nặng/ngày, dùng liều duy trì 2-4mg/kg cân nặng/ngày. Liều dùng tối đa không quá 4mg/kg cân nặng/ngày hoặc 150-200mg/ngày.

Thuốc Naproxen: Liều dùng 10mg/kg cân nặng/ngày chia làm 2 lần dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp tuổi thanh thiếu niên.

Thuốc Naproxen natri: dùng điều trị đau đầu ở trẻ em, sử dụng bằng đường uống, liều dùng 5-7mg/kg cân nặng/lần, mỗi lần cách nhau 8-12 giờ. Chống chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở xuống.

5. Tác dụng phụ của Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid có thể gây tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống viêm không steroid bao gồm:

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid

  • Sử dụng Thuốc chống viêm không steroid ở liều thấp nhất hàng ngày để đạt hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc
  • Thận trọng khi sử dụng Thuốc chống viêm không steroid ở bệnh nhân bị hen, viêm mũi dị ứng theo mùa, COPD, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh nhân trên 65 tuổi.
  • Bệnh nhân đang có bệnh nhiễm trùng đang tiến triển, có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Bệnh nhân có bệnh tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

7. Tương tác thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid có thể tương tác với các thuốc sau:

  • Khi dùng đồng thời với Digoxin, diclofenac có thể làm tăng nồng độ digoxin trong máu.
  • Tăng nguy cơ xuất huyết khi dùng chung với các thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu.
  • Các thuốc corticosteroid và chống viêm không steroid khác
  • Các thuốc hạ huyết áp như thuốc chẹn thụ thể beta, thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
  • Thuốc làm tăng độc tính trên gan nên trong quá trình sử dụng thuốc chống viêm không steroid người bệnh không sử dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn khác.
  • Nhóm thuốc lợi tiểu

Bảo quản thuốc chống viêm không steroid ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng và tầm tay trẻ em.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về thuốc chống viêm không steroid. Bạn có thể tham khảo thêm để việc dùng thuốc được hiệu quả và an toàn sức khỏe.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Relating articles
  • stomazol
    Uses of Stomazol

    Stomazol drug with the main ingredient is Esomeprazole, used in the treatment of gastrointestinal diseases such as: Gastroesophageal reflux disease, prevention of recurrence of peptic ulcers, Zollinger Ellison syndrome, .. So how should Stomazol be used?

    Readmore
  • Chỉ số acid uric bình thường
    Identify normal uric acid index - abnormal

    Như chúng ta đã biết acid uric là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh gout. Việc nhận biết sự bất thường của chỉ số acid uric giúp ta dự đoán được bệnh tình.

    Readmore
  • NSAIDs
    Non-steroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDs): What you need to know

    Non-steroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDs) are a group of commonly used pain relievers and anti-inflammatory drugs that provide good treatment results but cause many side effects if used arbitrarily. So what disease is this drug used in, what should be noted ...

    Readmore
  • Hội chứng Guillain- Barre đau tay, khớp tay
    Diagnosis of gout

    Khởi đầu của cơn đau do gout thường chỉ giới hạn ở một khớp và bệnh gout có nhiều khả năng hơn nếu cơn đau bắt đầu ở ngón chân cái.

    Readmore
  • Công dụng thuốc Tinaflam
    Uses of Tinaflam

    Thuốc Tinaflam công dụng là gì, có phải thuốc giảm đau không? Thực tế, Tinaflam là thuốc kháng viêm không steroid, có tác dụng giảm đau và hạ sốt, được dùng trong giảm đau và kháng viêm ở người bệnh ...

    Readmore