Tìm hiểu về kháng sinh nhóm quinolon

Kháng sinh nhóm quinolon là một trong những kháng sinh vô cùng quan trọng với phổ tác dụng rộng, được ứng dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Khi được chỉ định dùng kháng sinh quinolon, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

1. Cơ chế tác dụng của kháng sinh nhóm quinolon

Các kháng sinh nhóm quinolon là một nhóm các hoạt chất không có nguồn gốc từ tự nhiên, toàn bộ kháng sinh thuộc nhóm này được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học. Kháng sinh nhóm quinolon hoạt động theo cơ chế ức chế ADN gyrase - đây là một loại enzym có chức năng mở vòng xoắn ADN giúp sự sao chép và phiên mã của vi khuẩn diễn ra khi thuốc tác dụng sẽ ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn.

Ngoài ra, kháng sinh nhóm quinolon còn cho tác dụng cả trên mARN (ARN thông tin) từ đó ức chế cả sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Kháng sinh nhóm quinolon là nhóm kháng sinh diệt khuẩn.

2. Phổ tác dụng của kháng sinh nhóm quinolon

Acid nalidixic (kháng sinh nhóm quinolon thế hệ 1) chỉ ức chế ADN gyrase, vì vậy hoạt chất này chỉ có tác dụng diệt các vi khuẩn gram (-) ở đường tiết niệu và đường tiêu hóa (tác dụng ở mức độ trung bình trên các chủng trực khuẩn gram (-) họ Enterobacteriaceae), không cho tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa).

Các fluoroquinolon (kháng sinh quinolon có gắn thêm fluor vào vị trí 6) sẽ cho tác dụng rộng hơn do ức chế cả ADN gyrase và topoisomerase IV của vi khuẩn, từ đó phổ kháng khuẩn của fluoroquinolon rộng hơn, hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn từ 10-30 lần.

Các fluoroquinolon thế hệ đầu (kháng sinh nhóm quinolon thế hệ 2 như: pefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin...) có sự khác nhau tương đối về tác động ức chế trên ADN gyrase và topoisomerase IV:

  • Vi khuẩn gram (-): ức chế ADN gyrase mạnh hơn;
  • Vi khuẩn gram (+): ức chế topoisomerase IV mạnh hơn.

Các fluoroquinolon thế hệ mới (kháng sinh nhóm quinolon thế hệ 3 như: levofloxacin, moxifloxacin...) có tác động cân bằng trên cả ADN gyrase và topoisomerase IV, vì vậy phổ kháng mở rộng trên vi khuẩn gram (+), đặc biệt là các loại vi khuẩn ở đường hô hấp.

Tóm lại, phổ kháng khuẩn của các fluoroquinolon bao gồm các vi khuẩn như:

  • E.coli;
  • Salmonella;
  • Shigella;
  • Enterobacter;
  • Neisseria;
  • P.aeruginosa;
  • Enterococci;
  • Phế cầu;
  • Tụ cầu (kể cả tụ cầu kháng methicillin);
  • Các vi khuẩn nội bào như: chlamydia, mycoplasma, brucella, mycobacterium...

XEM THÊM: Kháng sinh điều trị vi khuẩn E coli: Những điều cần biết

Kháng sinh nhóm quinolon có tác dụng với Ecoli và một số vi khuẩn khác
Kháng sinh nhóm quinolon có tác dụng với Ecoli và một số vi khuẩn khác

3. Chỉ định kháng sinh nhóm quinolon

Chỉ định kháng sinh nhóm quinolon trong các trường hợp sau:

Ủy ban đánh giá nguy cơ cảnh giác dược của EMA (PRAC) khuyến cáo giới hạn chỉ định cho các kháng sinh thuộc nhóm quinolon, cụ thể không chỉ định sử dụng kháng sinh nhóm quinolon trong các trường hợp như sau:

  • Nhiễm khuẩn không cần điều trị, nhiễm khuẩn không nghiêm trọng (viêm họng);
  • Dự phòng tiêu chảy du lịch;
  • Nhiễm khuẩn đường niệu dưới tái phát (nhiễm trùng đường tiết niệu không lan đến bàng quang);
  • Tiền sử mắc phản ứng có hại nghiêm trọng khi dùng các kháng sinh quinolon.

Đặc biệt thận trọng khi dùng kháng sinh nhóm quinolon cho người cao tuổi, người bệnh thận, người ghép tạng, người điều trị bằng corticosteroid toàn thân... do nguy cơ tổn thương gân cao hơn.

Ngừng điều trị bằng kháng sinh nhóm quinolon khi có dấu hiệu phản ứng có hại liên quan đến cơ, gân hoặc xương (viêm/đứt gân, đau/yếu cơ, sưng khớp) hoặc hệ thần kinh (cảm giác kim châm, mệt mỏi, lú lẫn, có ý tự tử, rối loạn giấc ngủ, thay đổi mùi, vị...). Không nên dùng thuốc kháng sinh nhóm quinolon cho trẻ em dưới 16 tuổi nếu không thật sự cần thiết, chỉ sử dụng kháng sinh nhóm này cho trẻ khi không còn sự lựa chọn nào thay thế.

4. Tác dụng phụ của các quinolon

Cơ quan quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Y tế Pháp (ANSM) đã gửi khuyến cáo về nguy cơ gặp tác dụng phụ của các kháng sinh nhóm quinolon, từ đó đặt ra vấn đề cần hạn chế sử dụng hoặc có biện pháp theo dõi đặc biệt khi sử dụng các kháng sinh thuốc nhóm này. Trong mọi trường hợp sử dụng kháng sinh nhóm quinolon, nếu người bệnh hoặc thân nhân nhận thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bệnh nhân cần phải đi khám bác sĩ ngay:

4.1. Bệnh viêm gân

Viêm gân liên quan đến các kháng sinh nhóm quinolon là tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng gây hậu quả nghiêm trọng (thậm chí là đứt gân). Khi có các dấu hiệu ban đầu như đau hoặc sưng ở gân, bệnh nhân cần đi khám ​​bác sĩ ngay.

Các tác dụng này của kháng sinh nhóm quinolon có thể xảy ra sớm nhất trong 48 giờ đầu tiên và cũng có thể xuất hiện rất muộn, lên đến vài tháng sau khi ngừng điều trị. Đặc biệt tác dụng phụ này có thể xảy ra sau một liều duy nhất kháng sinh nhóm quinolon.

Tác dụng phụ của các quinolon có thể gây tình trạng viêm gân
Tác dụng phụ của các quinolon có thể gây tình trạng viêm gân

4.2. Rối loạn nhịp tim, nguy cơ kéo dài khoảng QT

Kháng sinh nhóm quinolon có khả năng gây kéo dài khoảng QT. Cần khuyến cáo bệnh nhân đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim.

4.3. Bệnh thần kinh ngoại biên

Rối loạn thần kinh cảm giác và rối loạn hệ vận động ngoại vi sau khi dùng quinolon có thể xảy ra nhanh chóng sau khi bắt đầu dùng thuốc. Các biểu hiện của tác dụng phụ này như: cảm giác đau dữ dội, ngứa hoặc tê ở tay hoặc chân. Khi xuất hiện triệu chứng nêu trên, bệnh nhân cần đi khám ​​bác sĩ để ngăn chặn những tổn thương không thể hồi phục.

4.4. Nhạy cảm với ánh sáng

Bệnh nhân sử dụng kháng sinh nhóm quinolon cần bảo vệ da trước các bức xạ mặt trời trong suốt thời gian điều trị và một thời gian sau khi kết thúc.

4.5. Tác dụng phụ khác

Kháng sinh nhóm quinolon có thể gây ra hiện tượng co giật, biểu hiện tâm thần kinh hiếm gặp (như tự tử), nổi mụn nước nặng nề trên da, nhược cơ ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến gan, rối loạn đường huyết, phản ứng tan máu ở người thiếu G6PD, rối loạn thị lực (giảm tầm nhìn).

Kháng sinh nhóm quinolon là một trong những kháng sinh vô cùng quan trọng với phổ tác dụng rộng, được ứng dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

201.8K

Relating articles
  • Thuốc kháng sinh
    Antibiotics and bacteria: What you need to know

    Kháng sinh đầu tiên được công bố chính là Penicillin vào năm 1929, từ đó lần lượt có rất nhiều loại kháng sinh được tìm ra từ nấm và xạ khuẩn cho đến tiên tiến hơn là kháng sinh được ...

    Readmore
  • Thuốc
    Biosimilars: Multiple Treatment Options and Innovation

    The U.S. Food and Drug Administration (FDA) has approved biosimilars (Biosimilars) to treat conditions such as cancer, Crohn's disease, colitis, rheumatoid arthritis, and psoriasis candle. But what exactly are biosimilars?

    Readmore
  • viêm não mô cầu
    Neisseria meningitidis bacteria cause meningococcal disease

    Viêm não mô cầu được biết đến là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tác nhân gây bệnh viêm não mô cầu chính là do vi khuẩn neisseria meningitidis. ...

    Readmore
  • Quiz: Choose fresh, frozen or canned food?

    Khi sử dụng thực phẩm trong chế biến, mọi người thường đưa tiêu chí tươi ngon lên hàng đầu - tức là những loại vừa mới thu hoạch xong. Nhưng tùy theo điều kiện thời tiết, thời gian thu hoạch ...

    Readmore
  • maykary
    Uses of Maykary

    Maykary is an antibiotic prepared in the form of an intravenous solution with the main ingredient Ciprofloxacin. To ensure safety for health and maximize the effectiveness of treatment, patients need to take Maykary exactly as directed by their doctor.

    Readmore