Tìm hiểu về bệnh động mạch ngoại biên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có hơn 20 kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý tim mạch và Can thiệp Tim mạch (Bao gồm chụp, nong, đặt stent động mạch vành, động mạch thận...), đặt máy tạo nhịp tạm thời, vĩnh viễn...

1. Bệnh động mạch ngoại biên là gì?

Bệnh động mạch ngoại biên dùng để chỉ các bệnh của hệ động mạch. Các động mạch này bao gồm các hệ động mạch xa trung tâm như: Động mạch chi dưới, chi trên, động mạch thận, động mạch cảnh.

Bệnh động mạch ngoại biên được đề cập đến như hẹp, tắc không hoàn toàn, tắc hoàn toàn hoặc phình một hay nhiều đoạn động mạch gây các triệu chứng thiếu máu tại chi hoặc cơ quan. Biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng đi cách hồi, đau, tím, hoại tử với các tính chất khác nhau. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu mô cơ quan phía sau mạch máu gây hoại tử đầu chi, thậm chí phải cắt cụt chi hoặc tháo khớp hoặc các cơ quan liên quan. Thuật ngữ Bệnh động mạch ngoại biên thường dùng để chỉ tổn thương động mạch chi mà cơ chế chính của bệnh là hiện tượng vữa xơ hệ động mạch.

2. Yếu tố nguy cơ bệnh động mạch ngoại biên

Cùng cơ chế tương đồng với các bệnh lý mạch máu khác, bệnh động mạch ngoại biên cũng có các yếu tố nguy cơ tác động gây bệnh như:

Trong đó, hút thuốc lá, đái tháo đường và rối loạn lipid máu được xác định là các yếu tố nguy cơ mạnh nhất có liên quan chặt chẽ với bệnh lý động mạch ngoại biên.

bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên dùng để chỉ các bệnh của hệ động mạch

3. Các biểu hiện thường có ở người mắc bệnh động mạch ngoại biên

  • Có thể bệnh không triệu chứng
  • Đau sẽ là các triệu chứng xuất hiện nhiều nhất với các mức độ và tính chất khác nhau
  • Đau mạn tính, nhức nhối liên tục, âm ỉ diễn ra trong một thời gian dài
  • Dấu hiệu đau cách hồi: Đau kiểu chuột rút ở bắp chân xuất hiện sau khi đi bộ một đoạn bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ rồi mới đi tiếp, đau giảm hoặc hết đau khi nghỉ khoảng dưới 10 phút.
  • Nếu động mạch hoàn toàn bị tắc đoạn động mạch hoàn toàn, chân sẽ đau buốt nhiều và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
  • Tê bì, giảm cảm giác, chuột rút, nhức mỏi vùng tổn thương.
  • Nhợt là triệu chứng thường gặp, đi kèm với các điểm hoại tử đen, hoại tử khô ở đầu ngọn chi, có các biểu hiện hoại tử, thiểu dưỡng móng.
  • Lạnh, lạnh hơn chi bên lành nhưng không lạnh như thiếu máu cấp tính (do có các nhánh nuôi mới hình thành).
  • Nếu có vết loét thường lâu lành, dẫn đến hoại tử. Hoại tử ở bệnh động mạch chi dưới mạn tính có thể thấy với các biểu hiện hoại tử đen, khô, xung quanh ít viêm phù nề.
  • Một vài biểu hiện khác như yếu nhược cơ, dị cảm, buồn bực, bất lực vận động chi thể, chuột rút nhiều lần cả khi nghỉ.
  • Đối với nam giới, bệnh liệt dương có thể xảy ra nếu mạch máu dẫn máu đến dương vật bị bít tắc.
  • Có thể có đau bụng sau bữa ăn nếu có hẹp hoặc tắc các mạch máu vùng bụng như động mạch mạc treo, động mạch thân tạng, động mạch thận.
Tê bì chân tay
Tê bì là biểu hiện thường có ở người mắc bệnh động mạch ngoại biên

4. Điều trị bệnh động mạch ngoại biên

Việc điều trị nhằm 2 mục đích cơ bản: Cải thiện triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý trên hệ động mạch.

  • Cai thuốc lá, thuốc lào: Hỗ trợ, tư vấn cai thuốc lá trong mỗi lần tái khám, điều trị; xây dựng kế hoạch bỏ thuốc phù hợp; tránh tiếp xúc các môi trường sử dụng thuốc lá thường xuyên (tiếp xúc hội nhóm có sử dụng thuốc lá, thuốc lào).
  • Cải thiện chế độ ăn, hỗ trợ điều chỉnh nồng độ lipid máu và điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Phối hợp các liệu trình tập phục hồi chức năng, tập vận động dưới sự giám sát của nhân viên y tế khoảng 3-4 lần / tuần, mỗi lần kéo dài 30-45 phút tùy mức độ bệnh và khả năng của bệnh nhân và nên kéo dài ít nhất 12 tuần. Biện pháp này được khuyến cáo là có thể cải thiện các triệu chứng và khoảng cách đi bộ được tăng lên.
  • Kiểm soát các bệnh lý phối hợp: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý động mạch vành nếu có. Tư vấn cho bệnh nhân tiểu đường đầy đủ về các biến chứng, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ các biến chứng tại bàn chân.
  • Hỗ trợ giảm đau bằng thuốc giảm đau hoặc các thuốc giãn mạch phù hợp từng giai đoạn bệnh.
  • Có thể xem xét tới cắt cụ chi thể đối với các trường hợp bị hoại tử nặng, nguy cơ gây tổn thương toàn trạng.
  • Biện pháp tái tưới máu / tái thông mạch máu: Tái thông mạch máu là chỉ định phù hợp được khuyến nghị cho các bệnh nhân có biến chứng do nặng nề, các biểu hiện thiếu máu chi mà không cải thiện được cũng như không có khả năng kiểm soát các yếu tố bất lợi và các bệnh lý phối hợp. Bao gồm các biện pháp chính sau:

+ Tái thông mạch bằng đường ống thông hay can thiệp mạch máu qua da: người ta sử dụng một loạt các ống thông, đưa qua da vào mạch máu, sử dụng bóng nong và giá đỡ khung kim loại (stent) đặt vào lòng mạch để tái thiết lập khả năng lưu thông của mạch máu. Phương pháp này được khuyến cáo sử dụng trong phần lớn các trường hợp bệnh động mạch ngoại biên hiện nay nhất là với các trường hợp trước phẫu thuật cắt cụt và tạo chi giả.

+ Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch: Biện pháp này sử dụng một đoạn mạch máu tự thân vị trí khác trên cơ thể hoặc một đoạn mạch nhân tạo được phẫu thuật viên ghép từ phía trên đoạn tổn thương tới phía dưới đoạn tổn thương (bypass) nhằm cung cấp máu cho vùng chi thể phía dưới qua đoạn mạch được dùng thay thế.

Phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên
Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch điều trị bệnh động mạch ngoại biên

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của nhồi máu cơ tim và đột quỵ, khách hàng có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch - Khám Tim mạch cơ bản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

9K

Relating articles
  • bệnh động mạch ngoại biên
    5 techniques to assess peripheral artery disease (PAD)

    Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là bệnh động mạch xảy ra bên ngoài tim hoặc não. Khi bị PAD, động mạch sẽ bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Nguyên nhân gây ra thường là do xơ vữa động mạch ...

    Readmore
  • tắc động mạch ngoại biên
    The dangers of peripheral artery occlusion

    Peripheral artery occlusion is a silent disease or manifests itself but is not obvious, causing treatment delay and patients suffering severe sequelae such as amputation due to gangrene.

    Readmore
  • cloptaz
    Uses of Lipitor

    Cloptaz là thuốc dùng theo đơn của bác sĩ/ dược sĩ. Cùng tìm hiểu rõ hơn thuốc Cloptaz chữa bệnh gì? Liều dùng và cách sử dụng thế nào trong bài viết sau đây.

    Readmore
  • Gãy mắt cá chân
    The meaning of checking the ankle and arm index

    The ankle-brachial index test is a noninvasive, rapidly performed means of screening as well as diagnosing peripheral artery disease. This is a condition that occurs when the arteries are narrowed, reducing blood flow to the extremities, causing leg pain when ...

    Readmore
  • Thiếu máu đầu chi
    Ischemic limb syndrome: What you need to know

    Ischemic extremity syndrome is a term used to describe all patients with signs of anemia, wound, infection, or neuropathy developing in the lower extremities. This syndrome needs to be examined and treated promptly.

    Readmore