Các rối loạn thần kinh ngoại biên

Bài viết bởi Bác sĩ Phạm Thị Sơn - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là một rối loạn xảy ra khi các dây thần kinh này gặp trục trặc vì chúng bị hư hỏng hoặc bị phá hủy. Điều này làm gián đoạn hoạt động của dây thần kinh ngoại biên.

1. Đại cương về hệ thần kinh ngoại biên

Hệ thần kinh của con người gồm hai phần: Thần kinh trung ương về hệ thần kinh ngoại. Hệ thần kinh trung ương gồm có (Não và tủy sống). Hệ thần kinh ngoại biên gồm 12 đôi dây thần kinh sọ chi phối các hoạt động vùng sọ mặt và 32 đôi dây thần kinh gai, chi phối hoạt động của thân mình và các dây thần kinh thực vật

Các tế bào thần kinh được cấu tạo bởi: Thân tế bào, đuôi gai và sợi trục. Sợi trục có nhiệm vụ dẫn truyền thông tin từ thân tế bào tới tế bào thần kinh khác hoặc tới cơ quan đích là cơ. Sợi trục của dây thần kinh được bao bọc bởi một lớp vỏ Myelin.

Hệ thống thần kinh ngoại biên kết nối các não và tủy sống, hoặc hệ thống thần kinh trung ương, với phần còn lại của cơ thể.

Có ba loại dây thần kinh ngoại biên là:

  • Dây thần kinh cảm giác, kết nối với làn da
  • Dây thần kinh vận động, kết nối với cơ bắp
  • Dây thần kinh tự động, kết nối với các cơ quan nội tạng

2. Định Nghĩa

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là một rối loạn xảy ra khi các dây thần kinh này gặp trục trặc vì chúng bị hư hỏng hoặc bị phá hủy. Điều này làm gián đoạn hoạt động của dây thần kinh ngoại biên. Khi bị tổn thương các dây thần kinh ngoại biên có thể gửi tín hiệu sai lệch: Nó có thể gửi tín hiệu đau khi ở đó không có gì gây đau đớn, hoặc nó có thể không gửi tín hiệu đau ngay cả khi có thứ gì đó làm người bệnh đang đau.

Nguyên nhân:

3. Triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại biên

Đổ mồ hôi đêm
Đổ quá nhiều mồ hôi là một trong các triệu chứng thần kinh thực vật

Hầu hết các bệnh thần kinh có sự kết hợp giữa cảm giác và vận động. Tuy nhiên, một số rối loạn chỉ có bất thường về vận động hoặc cảm giác.

  • Triệu chứng vận động phổ biến nhất là yếu các chi. Nó có thể biểu hiện như sự vụng về, khó khăn khi chạy hoặc leo cầu thang, hoặc các kỹ năng vận động tinh tế như viết, cài quần áo, mở lọ hoặc buộc giày.
  • Teo cơ, biến dạng chi
  • Các triệu chứng cảm giác có thể bao gồm tê, dị cảm, đau hoặc cảm giác nóng rát, ngứa ran ở tay hoặc chân, cảm giác như bạn đang đeo găng tay hoặc tất kín, đau nhói, tê ở tay hoặc chân

Triệu chứng thần kinh thực vật như:

  • Tụt huyết áp, đổ quá nhiều mồ hôi, táo bón, khó tiêu hóa, tiêu chảy
  • Rối loạn chức năng tình dục, đặc biệt là ở nam giới.

4. Các xét nghiệm cần làm

  • Xét nghiệm máu có thể đo lượng vitamin và lượng đường trong máu và xác định xem tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không.
  • Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp CT hoặc MRI để xem có gì chèn ép vào dây thần kinh, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm hoặc khối u.
  • Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu sinh thiết thần kinh. Đây là một cuộc tiểu phẫu bao gồm lấy một lượng nhỏ mô thần kinh mà sau đó họ có thể kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Điện cơ có thể cho thấy sự dẫn truyền từ dây thần kinh đến cơ bắp của người bệnh. Đối với xét nghiệm này, bác sĩ một cây kim nhỏ vào cơ bắp của người bệnh. Bác sỹ sau đó yêu cầu người bệnh di chuyển cơ bắp nhẹ nhàng. Đầu dò trong kim sẽ đo lượng điện di chuyển qua cơ bắp của bạn. Kỹ thuật này có thể gây đau một chút trong vài ngày sau đó.
  • Đo dẫn truyền thần kinh: Bác sĩ đặt các điện cực lên da của bạn. Sau đó, sẽ đưa một dòng điện nhỏ qua dây thần kinh của bạn để xem dây thần kinh có truyền tín hiệu đúng không. Kỹ thuật này hơi khó chịu trong khi làm, nhưng nó không để lại tổn thương sau đó.
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cần làm để đo lượng vitamin, đường trong máu và xác định tuyến giáp hoạt động bình thường hay không

5. Điều trị

Việc điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên dựa trên điều trị nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh tiểu đường là nguyên nhân, thì việc đường huyết được kiểm soát là rất quan trọng. Nếu thiếu vitamin gây ra bệnh thì việc bổ sung vitamin là cần thiết nhất. Nhiều phương pháp điều trị cùng lúc có thể mang hiệu quả điều trị tốt hơn như việc điều trị kết hợp giữa thuốc và vật lý trị liệu .

  • Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen (Tylenol) và thuốc chống viêm không steroid, như aspirin và ibuprofen, có thể rất hữu ích trong việc kiểm soát cơn đau vừa phải. Nhưng người bệnh không được dùng quá mức. Nếu người bệnh dùng chúng quá mức, những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến chức năng gan hoặc dạ dày của người bệnh. Đặc biệt trong trường hợp người bệnh dị ứng với thuốc đó. Điều quan trọng là tránh sử dụng chúng trong một thời gian dài, đặc biệt là nếu người bệnh uống rượu thường xuyên.

Các nhóm giảm đau thần kinh khác: Như gabapentin, Pregabalin cũng có tác dụng tốt đối với cơn đau của dây thần kinh. Tuy vậy thuốc có thể gây chóng mặt khi mới sử dụng.

Các phác đồ điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên chuyên sâu sẽ tùy theo nguyên nhân gây bệnh và được các bác sỹ chuyên khoa trực tiếp thăm khám cho người bệnh kê đơn.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Relating articles
  • Đau chân
    Signs of peripheral nerve pain

    Đau dây thần kinh ngoại biên là dấu hiệu biểu hiện bệnh lý gây ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Bệnh gây đau khiến cho người bệnh gặp phải những hạn chế trong sinh hoạt.

    Readmore
  • cetecologita
    Uses of Cetecologita 400

    Cetecologita belongs to the group of psychotropic drugs, indicated for the symptomatic treatment of psychosomatic syndromes and neuropathies. So what is the use of the drug and what should be paid attention to when taking it?

    Readmore
  • Dây thần kinh ngoại biên
    MRI of the peripheral nerves: What you need to know

    Chụp MRI dây thần kinh ngoại biên là một kỹ thuật hiện đại, đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Khả năng dựng ảnh một cách chi tiết, không xâm lấn, an toàn, không phơi nhiễm ...

    Readmore
  • vaconeurobal 500
    Uses of Vaconeurobal 500

    Vaconeurobal 500 is used effectively in the treatment of pathologies associated with anemia. Besides the use that the drug Vaconeurobal brings, it also causes many unwanted side effects. Therefore, to ensure safety for your health and maximize the effectiveness of ...

    Readmore
  • VAI TRÒ CỦA IMMUNOGLOBULINE MIỄN DỊCH TRONG CÁC BỆNH THẦN KINH CƠ TỰ MIỄN
    Role of immunoglobulins in autoimmune neuromuscular diseases

    Immunoglolobuline miễn dịch tiêm tĩnh mạch được sử dụng trong điều trị các bệnh tự miễn nói chung, các bệnh thần kinh cơ tự miễn nói riêng, bao gồm các rối loạn hệ thần kinh trung ương và ngoại biên ...

    Readmore