Huyết thanh là gì? Ứng dụng của huyết thanh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Huyết thanh là huyết tương đã loại chất chống đông. Người ta dùng huyết thanh để chỉ những dung dịch có thể truyền vào máu nhằm bù một số chất bị thiếu hụt.

1. Huyết thanh là gì?

Huyết thanh là một dung dịch nước trong máu chúng ta, được tạo ra từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và các protein trong quá trình tích tụ máu. Huyết thanh cũng có thể gọi là huyết tương với các tế bào và protein đông máu đã bỏ đi và các chất điện giải thì còn lại.

Thành phần của huyết thanh bao gồm các nguyên tố vi lượng và đa lượng như: Kali, Natri, Canxi, Clorua, Phosphor, Magie, Enzyme, axit uric, glucose, bilirubin, creatinine,...

Cách tạo ra huyết thanh là cho máu đông lại trong thời gian nhất định, tiếp đến đun ống bằng que thử, sau một thời gian sẽ loại bỏ được máu đã đông ra ngoài, sau đó ly tâm ống. Sau khi làm xong các bước này chúng ta sẽ có được huyết thanh.

2. Ứng dụng của huyết thanh

2.1 Chẩn đoán bệnh

Trong y học, huyết thanh dùng để chẩn đoán nhiều bệnh như:

  • Brucellosis do vi khuẩn gây ra
  • Amebiasis do ký sinh trùng gây ra
  • Bệnh sởi, Rubella, viêm gan B, HIV/AIDS, bệnh giang mai, nhiễm nấm, bệnh sùi mào gà do HPV, bệnh Herpes sinh dục do HSV,...

2.2 Truyền huyết thanh

Huyết thanh là gì
Truyền huyết thanh để bổ sung cho cơ thể khi cơ thể có dấu hiệu thiếu hụt miễn dịch, dị ứng

Truyền huyết thanh có tác dụng gì? Trong huyết thanh có chứa nhiều thành phần có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Người ta sử dụng huyết thanh để bổ sung cho cơ thể khi cơ thể có dấu hiệu thiếu hụt miễn dịch, dị ứng. Ngoài ra, sử dụng huyết thanh trong phòng và chữa nhiễm trùng rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, các loại huyết thanh điều chế có tác dụng kháng nhiều loại bệnh như ho gà, sởi, uốn ván,... một số loại khác có tác dụng ngừa viêm gan B, quai bị,....

3. Lưu ý khi truyền huyết thanh

Trước khi truyền huyết thanh cần phải hỏi bệnh nhân tiền sử đã truyền huyết thanh bao giờ chưa để có thể lựa chọn liều lượng cho phù hợp để không gây ra phản ứng.

Làm thử nghiệm phản ứng trước khi truyền huyết thanh bằng cách pha loãng lượng nhỏ huyết thanh với dung dịch Nacl để tiêm vào cơ thể. Nếu phần da dưới vết tiêm nổi ửng đỏ sau 15-20 phút cần ngừng ngay lập tức vì cơ thể đã có dấu hiệu phản ứng. Trong trường hợp bắt buộc phải tiêm thì nên đưa từng lượng nhỏ dần dần vào cơ thể và theo dõi quá trình hấp thụ huyết thanh có gì bất thường hay không.

Khi lựa chọn phương pháp truyền huyết thanh cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Tránh đến những nơi không uy tín vì chất lượng huyết thanh khó kiểm soát và huyết thanh dễ nhiễm trùng, nếu đưa vào trong cơ thể sẽ khiến cơ thể mắc các loại bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng huyết,...

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Relating articles
  • Xét nghiệm
    Sample collection, the meaning of 17-OHP . test results

    Định lượng 17-OHP là xét nghiệm được lựa chọn đầu tiên để chẩn đoán bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. Phương pháp xét nghiệm bằng hóa chất của DIAsource trên hệ thống ELISA được làm bằng bệnh phẩm ...

    Readmore
  • sắt huyết thanh
    What does a serum iron test diagnose?

    Để đảm bảo và duy trì các chức năng đầy đủ của cơ thể, lượng sắt trong máu thường dao động trong khoảng nhất định. Nồng độ sắt trong máu cao hay thấp có thể là dấu hiệu của một ...

    Readmore
  • kháng nguyên
    Antigen relationship

    Chẩn đoán huyết thanh là chọn lựa đầu tiên hoặc là chọn lựa bắt buộc trong chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn. Dưới đây là những mối liên hệ kháng nguyên trong thử nghiệm chẩn đoán huyết thanh

    Readmore
  • Huyết thanh
    General aspects of utilization in serodiagnosis

    Chẩn đoán huyết thanh đóng vai trò to lớn trong chẩn đoán ở phòng xét nghiệm đôi khi những phương pháp nuôi cấy có những sai lầm nhất định và khi những tác nhân gây bệnh khẩn cấp hoặc chưa ...

    Readmore
  • vai-tro-cua-globulin-mien-dich-va-tu-khang-mien-dich-trong-viem-tuy-tu-mien
    Role of immunoglobulins and autoimmune autoantibodies in autoimmune pancreatitis

    Rối loạn tự miễn dịch cơ quan đơn độc, trước đây được gọi là viêm tụy tự miễn (AIP), viêm đường mật tự miễn và viêm đường mật xơ cứng tự miễn, hiện được coi là biểu hiện cụ thể ...

    Readmore