Bệnh cường giáp tự miễn: Những điều cần biết

Bệnh cường giáp tự miễn là một căn bệnh có liên quan đến sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, khiến sản sinh ra lượng hormone thyroid dư thừa trong cơ thể. Điều này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh, bao gồm bão tuyến giáp, rối loạn nhịp tim, loãng xương hoặc các vấn đề trong thai kỳ.

1. Bệnh cường giáp tự miễn là gì?

Bệnh cường giáp tự miễn hay còn gọi là bệnh Basedow, bệnh Graves, bệnh Parry, hoặc bướu giáp độc lan tỏa. Đây là một loại bệnh tự miễn, liên quan đến các rối loạn của hệ miễn dịch, dẫn đến tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức cho phép.

Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết nằm ở cổ, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất ra hormone tuyến giáp giúp kiểm soát các hoạt động trọng yếu của cơ thể, bao gồm quá trình trao đổi chất, điều tiết lượng canxi trong máu, điều chỉnh thân nhiệt hoặc các chức năng của hệ thần kinh và tim mạch. Nếu cơ thể có quá nhiều lượng hormone này, sẽ dẫn đến bệnh cường giáp tự miễn.

2. Nguyên nhân gây bệnh cường giáp tự miễn

Bệnh cường giáp tự miễn thường bắt nguồn từ những rối loạn của hệ thống miễn dịch. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn và tấn công ngược lại các mô khỏe mạnh. Đối với bệnh Graves, tuyến giáp sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng, từ đó khiến cho các chức năng của tuyến nội tiết này hoạt động bất thường và tiết ra quá mức lượng hormone thyroid.

Bệnh cường giáp tự miễn là một căn bệnh có tính di truyền trong gia đình, tuy nhiên nó không có khả năng gây lây nhiễm sang cho những người khác.

Di truyền
Bệnh cường giáp tự miễn có tính di truyền trong gia đình

3. Các triệu chứng của bệnh cường giáp tự miễn

Khi bị bệnh cường giáp tự miễn, bạn có thể gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Thường xuyên mất tập trung
  • Hay lo lắng, cáu kỉnh, mệt mỏi, bồn chồn trong người
  • Ngực phát triển bất thường, đặc biệt ở nam giới
  • Nhãn cầu lồi
  • Các vấn đề về thị giác: gồm mắt mờ, chứng song thị, mất thị lực, đau mắt, sưng mí mắt hoặc viêm mắt
  • Bướu cổ do tuyến giáp mở rộng
  • Nhạy cảm với nhiệt độ
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Tăng tần suất đi tiểu
  • Nhanh thèm ăn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Run rẩy
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương
  • Nhu động ruột thường xuyên

Ngoài những triệu chứng được liệt kê ở trên, có thể vẫn còn một số dấu hiệu khác không được đề cập đến. Nếu bạn thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sụt cân là triệu chứng ung thư đại trực tràng
Sụt cân là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân cường giáp tự miễn

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp tự miễn

Dưới đây là những yếu tố chính góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp tự miễn, bao gồm:

  • Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh Parry cao hơn so với nam giới.
  • Tuổi tác: căn bệnh này có xu hướng ảnh hưởng chủ yếu tới những người ở độ tuổi dưới 40.
  • Các vấn đề về rối loạn miễn dịch: bao gồm bệnh tiểu đường loại 1 hoặc viêm khớp dạng thấp. Những người mắc phải các căn bệnh này sẽ có khả năng cao bị mắc bệnh cường giáp tự miễn.
  • Tiền sử gia đình: đây cũng là một trong những tác nhân chính gây nên bệnh Basedow. Bạn sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình có thành viên bị mắc phải căn bệnh này.
  • Một số yếu tố khác: bao gồm hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, lối sống căng thẳng, hoặc đang trong thời gian thai kỳ.

5. Biến chứng của bệnh cường giáp tự miễn

Bệnh cường giáp tự miễn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Các vấn đề về thai kỳ: bệnh Graves có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đối với phụ nữ đang mang thai, chẳng hạn như sinh non, sảy thai, thai nhi kém phát triển, rối loạn chức năng tuyến giáp ở thai nhi, suy tim, và tiền sản giật.
  • Rối loạn nhịp tim: nếu không được điều trị sớm, bệnh cường giáp tự miễn có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, cùng với sự thay đổi về cấu trúc và chức năng của cơ tim, khiến tim không đủ khả năng để bơm máu đến các bộ phận trong cơ thể. Điều này còn được gọi là suy tim sung huyết.
  • Bão tuyến giáp: đây là một biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Bão tuyến giáp được biết đến với cái tên “khủng hoảng thyrotoxic”, xảy ra khi bệnh cường giáp nặng không được điều trị.
  • Giòn xương: sức khỏe của xương thường phụ thuộc một phần vào lượng canxi và các khoáng chất thiết yếu khác. Tuy nhiên, việc tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp có thể làm cản trở quá trình tổng hợp canxi vào xương của cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng xương yếu đi, loãng xương và dễ bị gãy xương.
Loãng xương
Biến chứng thường gặp của bệnh cường giáp tự miễn là loãng xương

6. Chẩn đoán bệnh cường giáp tự miễn

Để chẩn đoán chính xác bệnh cường giáp tự miễn, trước hết, bác sĩ sẽ khai thác những thông tin về bệnh sử cũng như các triệu chứng hiện tại của bệnh nhân. Ngoài ra, một số xét nghiệm cũng được yêu cầu thực hiện, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để đo lường hormone tuyến giáp
  • Phóng xạ i-ốt
  • Siêu âm
  • Chụp CT
  • Chụp X-quang
Siêu âm tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp giúp chẩn đoán bệnh cường giáp tự miễn

7. Điều trị bệnh cường giáp tự miễn

Trong trường hợp người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng, bao gồm nhịp tim bất thường, cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc đổ nhiều mồ hôi, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc chẹn beta để cải thiện các vấn đề này.

Một số loại thuốc chẹn beta, chẳng hạn như:

  • Atenolol (Tenormin)
  • Nadolol (Corgard)
  • Propranolol
  • Metoprolol (Lopressor, Toprol-XL)

Thuốc chẹn beta thường không được kê đơn cho những bệnh nhân mắc hen suyễn, bởi vì loại thuốc này có thể kích hoạt các cơn hen. Ngoài ra, nó cũng có thể gây cản trở trong việc quản lý bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, một số phương pháp khác thường được áp dụng trong việc điều trị bệnh cường giáp tự miễn, bao gồm sử dụng thuốc, thực hiện phẫu thuật hoặc liệu pháp phóng xạ i-ốt. Những phương pháp này có thể giúp kiểm soát và làm giảm mức hormone tuyến giáp cao trong cơ thể xuống trạng thái bình thường. Tuy nhiên, một điểm bất lợi trong liệu pháp phóng xạ i-ốt là bệnh nhân buộc phải sử dụng hormone thyroid thay thế suốt quãng đời còn lại.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh cường giáp tự miễn gặp phải các vấn đề về mắt như chứng song thị hoặc mờ mắt cũng có thể được điều trị bằng phóng xạ i-ốt, thuốc và phẫu thuật.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước khi đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp, bởi vì liệu pháp phóng xạ i-ốt thường ít hiệu quả và có thể gây ra một số tốn thương cho mắt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc steroid ức chế hệ thống miễn dịch để làm giảm bớt các tình trạng sưng mắt và kích ứng mắt.

choc-hut-te-bao-bang-kim-nho-de-lam-gi-2
Khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh cường giáp tự miễn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị

8. Phương pháp giúp kiểm soát bệnh cường giáp tự miễn

Để ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả bệnh cường giáp tự miễn, việc thay đổi những thói quen sinh hoạt và lối sống có thể giúp ích cho bạn. Điều này, bao gồm:

  • Thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: chẳng hạn như bổ sung vitamin qua các loại thực phẩm như hoa quả, rau xanh, hạn chế tiêu thụ chất béo, các loại đồ uống có cồn hoặc đồ ăn đã qua chế biến
  • Tạo lập thói quen tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Uống thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ. Tránh việc sử dụng thuốc bừa bãi, bỏ thuốc giữa chừng hoặc uống không đúng liều. Điều này không những làm mất đi tác dụng của thuốc mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên xấu đi.
  • Lên lịch khám mắt thường xuyên
  • Từ bỏ thuốc lá

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, webmd.com

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.8K

Relating articles
  • roi-loan-tu-mien-va-kho-mat
    Autoimmune disorders and dry eyes

    Khô mắt thường là hệ quả của các thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya, làm việc với máy tính quá nhiều, thường xuyên ngồi máy bay đường dài. Tuy nhiên, khô mắt cũng có thể gây ra ...

    Readmore
  • Meyervolol
    Uses of Meyervolol

    Thuốc Meyervolol có thành phần chính là nebivolol 2,5mg, thuộc nhóm thuốc chẹn beta. Vậy thuốc Meyervolol công dụng gì? Cùng tìm hiểu về nhóm thuốc này trong bài viết dưới đây.

    Readmore
  • thuốc Corticosteroid
    What are beta blockers? Indications and Notes

    Beta-blockers are one of a group of vasodilators that are used to treat high blood pressure and cardiovascular diseases. Depending on the mechanism of action of each subgroup, the doctor will combine drugs appropriately to prescribe for the patient.

    Readmore
  • Nevoloxan
    Uses of Nevoloxan

    Nevoloxan belongs to the group of cardiovascular drugs in the form of tablets. The main ingredient of Nevoloxan is Nebivolol, which is used in the treatment of essential hypertension, mildly stable heart failure... However, in the process of using Nevoloxan, ...

    Readmore
  • Thuốc tim mạch
    Medicines for heart failure: Features and notes when using

    Heart failure requires lifelong treatment with medication and lifestyle changes. There are many classes of drugs for heart failure, each of which has its own pros and cons. Depending on the degree of heart failure, accompanying diseases, and age, there ...

    Readmore