Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 là hiện tượng cơ thể vẫn sản xuất được insulin, nhưng sản xuất với lượng không đủ dùng hoặc do tế bào không sử dụng được insulin. Bệnh nhân tiểu đường type 2 không cần phải tiêm insulin ngoại sinh như type I nhưng phải sử dụng đến các thuốc hạ glucose đường máu.

1. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường

Bộ máy tiêu hóa của con người sẽ biến chế một phần lớn thức ăn ăn vào thành một loại đường gọi là glucose. Glucose sẽ hấp thu vào máu và từ máu sẽ đi vào các tế bào để trở thành năng lượng.

Insulin là một nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra, đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Insulin được xem là chiếc chìa khóa để mở cửa cho đường từ máu đi vào bên trong tế bào, tế bào sử dụng đường để sinh năng lượng. Khi mọi việc xảy ra bình thường, glucose trong máu đi vào tế bào nhà tác dụng của Insulin sẽ làm đường máu giảm xuống, cơ thể được tiếp tế đầy đủ năng lượng cho hoạt động của sự sống.

Ở người bệnh đái tháo đường, hệ thống này không hoạt động bình thường nữa. Tuyến tụy không sản xuất được insulin (đái tháo đường type I) hoặc cơ thể không còn khả năng sử dụng insulin để đưa đường vào bên trong tế bào (type II). Đường không vào được bên trong tế bào mà ở lại trong máu làm đường huyết lên cao gây ra bệnh đái tháo đường.

Khi đường huyết vượt cao quá một mức nhất định, thận không giữ được đường nữa và thải ra nước tiểu đi ra ngoài. Người bệnh tiểu đường sẽ mang bệnh này suốt đời.

Insulin
Khi tuyến tụy không sản xuất được insulin sẽ gây ra đái tháo đường type 1

2.Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type II

Có thể thấy, dựa trên cơ chế bệnh sinh, việc điều bệnh đái tháo đường type 1 chỉ dựa vào insulin đường tiêm (do tụy không sản xuất được insulin), đây là dạng tiểu đường không dùng thuốc uống, trái ngược với tiểu đường type II. Bệnh đái tháo đường type 2 là loại thường gặp nhất, chiếm 90% tổng số bệnh nhân đái tháo đường.

Dùng thuốc hạ đường máu dạng viên để điều trị đái tháo đường là một trong những biện pháp chủ yếu để kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2. Sau đây là một số đặc điểm của thuốc hạ đường huyết điều trị đái tháo đường:

Thuốc viên điều trị đái tháo đường không chứa insulin: chỉ dùng cho bệnh nhân tiểu đường type 2. Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc điều trị đái tháo đường khi bệnh nhân đã thực hiện tốt việc ăn uống có kế hoạch và tập thể dục nhưng vẫn không kiểm soát được đường huyết. Hiện tại có các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng hiện nay:

  • Nhóm Sulfonylurea
  • Nhóm Biguanid
  • Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase
  • Nhóm Thiazolidinedione (pioglitazone, rosiglitazone)
  • Meglitinides
  • Nhóm thuốc ức chế DPP4 (ức chế men DiPeptidyl Peptidase 4)
  • Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1
  • Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2

2.1. Nhóm Sulfonylurea

  • Acetohexamide
  • Chlorpropamide
  • Glimepiride
  • Gliclazide
  • Glipizide
  • Glyburide
  • Tolazamide
  • Tolbutamide

Cơ chế tác dụng: kích thích tụy tạng tiết thêm insulin, giúp cơ thể sử dụng tốt insulin, ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu.

Ưu điểm: có thể được sử dụng lâu năm, làm giảm thiểu các nguy cơ biến chứng trên mạch máu nhỏ, giảm nguy cơ tim mạch và tử vong. Nhược điểm: Nhóm Sulfonylurea gây hạ glucose huyết và tăng cân.

Thuốc tránh thai có thể khiến cơ thể tăng cân tích nước
Nhóm Sulfonylurea điều trị bệnh tiểu đường có tác dụng phụ là gây tăng cân

2.2. Nhóm Biguanid

  • Metformin: dạng duy nhất của nhóm này được sử dụng tại Hoa Kỳ.

Cơ chế: Biguanides ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu và giúp cơ thể sử dụng tốt insulin.

Ưu điểm: thuốc có thể sử dụng lâu năm, khi dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, không làm thay đổi cân nặng hoặc có thể giảm cân, giảm LDL-cholesterol, giảm triglycerides, giảm nguy cơ tim mạch và tử vong.

Nhược điểm: Chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận (chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân có eGFR< 30 ml/phút), gây rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nhiễm acid lactic.

Hội chứng thận hư xuất hiện khi chức năng thận bị suy yếu
Bệnh nhân suy thận chống chỉ định dùng thuốc nhóm này

2.3. Nhóm ức chế men Alpha-glucosidase

  • Acarbose
  • Glyset

Cơ chế: Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase ức chế sự phân hóa carbohydrate thành đường glucose ở trong ruột, làm chậm sự hấp thu glucose vào máu, giúp giải quyết tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Ưu điểm: dùng thuốc đơn độc không gây hạ glucose huyết, thuốc cho tác dụng tại chỗ là giảm glucose huyết sau ăn. Giảm HbA1c 0.5 – 0.8%

Nhược điểm: gây rối loạn tiêu hóa, sình bụng, đầy hơi, tiêu phân lỏng. Cách giảm thiểu tác dụng phụ bằng cách bắt đầu với liều thấp. Những bệnh nhân mắc bệnh đường ruột không nên dùng thuốc nhóm này.

2.4. Nhóm Thiazolidinedione

  • Pioglitazone
  • Rosiglitazone

Cơ chế tác dụng: kích thích cơ bắp sử dụng insulin và giảm việc đưa glucose vào máu từ đường dạng dự trữ trong gan. Hiện nay không sử dụng Rosiglitazone vì nguy cơ tim mạch, trong khi Pioglitazone còn phải cân nhắc.

Ưu điểm: khi dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, giúp giảm triglycerides, tăng HDL-cholesterol.

Nhược điểm: gây tăng cân, phù/suy tim, dễ gãy xương, K bàng quang, đau cơ...

Nhóm thuốc Thiazolidinediones có thể gây tổn thương ở gan do đó FDA Hoa Kỳ khuyên nên thử chức năng gan trước khi dùng thuốc này và trong năm đầu sử dụng nên thử chức năng gan mỗi 2 tháng. Dấu hiệu thương tổn ở gan: ói mửa, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu đậm màu, vàng da, vàng mắt. Người bệnh gan, suy tim hay phụ nữ mang thai không nên dùng nhóm thuốc này.

Loãng xương
Nhóm Thiazolidinedione có nhược điểm dễ gây loãng xương, gãy xương

2.5. Meglitinide

  • Repaglinide: dạng duy nhất của nhóm này được dùng hiện nay

Cơ chế tác dụng: kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết thêm insulin, nhóm thuốc này cho tác dụng nhanh hơn sulfonylureas. Uống lúc bắt đầu bữa ăn giúp đường huyết không tăng quá mức cao sau khi ăn.

Ưu điểm: giúp glucose huyết sau ăn

Nhược điểm: gây tăng cân, hạ glucose huyết và phải dùng nhiều lần

2.6. Thuốc ức chế men DPP-4

  • Sitagliptin
  • Vildagliptin
  • Saxagliptin
  • Linagliptin

Cơ chế tác dụng: ức chế hoạt động men DPP-4, làm tăng GLP-1, làm giảm đường huyết do kích thích tiết insulin và ức chế tiết glucagon. Thuốc được sử dụng 1 lần/ngày, không phụ thuộc bữa ăn.

Ưu điểm: thuốc dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, dung nạp tốt, giảm HbA1c 0.5 – 1%

Nhược điểm: Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù, viêm

Nổi dị ứng bất thường
Dị ứng có thể xảy ra khi người bệnh tiểu đường dùng nhóm thuốc ức chế men DPP-4

2.7. Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1

  • Liraglutide
  • Exenatide
  • Semaglutide

Cơ chế tác dụng: Thuốc làm tăng tiết insulin khi lượng glucose máu tăng, đồng thời ức chế tiết glucagon, làm chậm nhu động dạ dày và làm giảm cảm giác thèm ăn

Ưu điểm: giúp làm giảm glucose huyết sau ăn, giảm cân, khi dùng thuốc đơn

độc ít gây hạ glucose huyết, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type có nguy cơ tim mạch cao, giảm HbA1c 0.6-1.5%

Nhược điểm: gây buồn nôn, nôn, viêm tụy cấp. Không dùng khi có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2.

2.8. Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2

  • Dapagliflozin
  • Canagliflozin

Cơ chế tác dụng: Ức chế tác dụng của kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 tại ống lượn gần, tăng thải glucose qua đường niệu, khi dùng đơn độc ít gây hạ glucose huyết, giảm cân nặng, giảm huyết áp, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type có nguy cơ tim mạch cao, giảm HbA1c 0.5-1%

Nhược điểm: gây tác dụng phụ nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết

niệu, nhiễm ceton acid, mất xương (với canagliflozin).

Dapagliflozin
Thuốc Dapagliflozin gây tác dụng phụ nhiễm nấm đường niệu dục

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ đường huyết

  • Người bệnh cần biết tên thuốc hạ glucose đường máu đang dùng.
  • Biết rõ uống thuốc lúc nào để uống đúng giờ mỗi ngày
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn ngưng thuốc hay chỉnh liều lượng.
  • Thuốc điều trị đái tháo đường có thể kết hợp nhiều loại với nhau theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý bỏ bớt thuốc.
  • Tái khám đúng ngày
  • Không chia sẻ liều thuốc tiểu đường với người khác, không nên uống thuốc tiểu đường theo liều của người khác.
  • Thuốc điều trị tiểu đường không thể thay thế chế độ ăn uống khoa học và vận động thân thể.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

219.6K

Relating articles
  • Gliritdhg 500mg/5mg
    Uses of Gliritdhg 500mg/5mg

    Gliritdhg 500mg/5mg is used to treat diabetes. While taking the drug, you should carefully follow the instructions of your doctor to ensure safety for your health. Here is some information to help you better understand what Gliritdhg 500mg/5mg does?

    Readmore
  • Chuột rút là dấu hiệu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới
    Antimalarial drug Quinine: Can treat cramps

    Chuột rút cơ bắp là một cơn co thắt không tự ý. Nó xuất hiện tạm thời nhưng dữ dội, gây đau đớn, có thể xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau. Nguyên nhân và cách chữa chứng chuột ...

    Readmore
  • canzeal 4mg
    Uses of Canzeal 4mg

    Canzeal 4mg is a medicine that helps lower blood sugar, used for patients with non-insulin dependent diabetes. When using drugs to be able to use drugs safely, it is necessary to understand the drug and pay attention when using it.

    Readmore
  • indform 500
    Uses of Indform 500

    Indform 500 belongs to the group of hormonal drugs, used in the treatment of type 2 diabetes (non-insulin dependent diabetes) when dietary and lifestyle changes have been made but not control blood sugar levels. To learn more about Indform 500 ...

    Readmore
  • fatedia
    Uses of the drug Fatedia

    Fatedia is a brand name of Losartan, which is often used alone or in combination to treat high blood pressure. In addition, doctors may also prescribe this medication for a number of other conditions. The use of the drug can ...

    Readmore