Gây mê khi phẫu thuật nhổ răng

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Đức Thọ - Bác sĩ Gây mê Giảm đau, Khoa Gây mê phẫu thuật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhổ răng là kỹ thuật nha khoa thông thường, trong những trường hợp đơn giản bác sĩ chỉ cần gây tê tại chỗ, tuy nhiên trong một số trường hợp phức tạp cần phải cân nhắc việc gây mê để nhổ răng.

1. Chỉ định nhổ răng

Nhổ răng là kỹ thuật nhổ bỏ răng ra khối hàm khi các biện pháp điều trị giúp bảo tồn răng không thể thực hiện hoặc không hiệu quả, răng bị tổn thương nghiêm trọng và có khả năng ảnh hưởng đến các răng khỏe mạnh bên cạnh.

Những trường hợp cụ thể phải nhổ răng:

  • Răng sâu, viêm tủy răng, viêm nha chu nặng.
  • Răng mọc lệch, mọc lộn xộn.
  • Răng mọc ngầm, mọc lệch.
  • Nhổ răng để thực hiện niềng răng, chỉnh nha.
Nhổ răng
Nhổ răng là kỹ thuật nhổ bỏ răng ra khối hàm

2. Gây mê và gây tê khi nhổ răng

Những trường hợp cần gây mê khi nhổ răng.

  • Bệnh nhân sợ hãi căng thẳng quá mức
  • Bệnh nhân dị ứng với thuốc tê
  • Răng mọc ngầm, mọc lộn xộn, nhổ nhiều răng cùng một lúc
  • Bệnh nhân có bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường...

Gây tê là kỹ thuật đơn giản bác sĩ chỉ cần bôi hoặc tiêm thuốc tê vào vị trí nhổ răng, sau vài phút thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng cho bệnh nhân.

Gây mê là kỹ thuật phức tạp hơn, bác sĩ phải tiêm thuốc mê vào tĩnh mạch để gây mê toàn thân cho bệnh nhân trước khi nhổ răng.

Sau khi được gây mê hoặc gây tê người bệnh sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu, các bác sĩ sẽ thao tác thuận lợi hơn, hiệu quả nhổ răng tốt hơn, tránh những biến chứng không mong muốn.

Nhổ răng sữa còn chân
Gây tê là kỹ thuật đơn giản bác sĩ chỉ cần bôi hoặc tiêm thuốc tê vào vị trí nhổ răng

3. Những vấn đề cần lưu ý

  • Không nên nhổ răng khi đang trong tình trạng nhiễm trùng cấp tính
  • Không nên nhổ răng khi đang bị cao huyết áp
  • Không nên nhổ răng khi đang dùng thuốc chống đông máu
  • Không nên nhổ răng khi đang mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ
  • Không nên nhổ răng khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Cần phải nhịn ăn, uống trước 06 giờ trong trường hợp cần phải gây mê
  • Cần phải khám chuyên khoa nếu có các bệnh kèm theo như đái tháo đường, bệnh tim mạch...
  • Nên nghỉ ngơi 01 ngày sau khi nhổ răng
  • Không nên làm việc hoặc tập thể dục cường độ cao sau khi nhổ răng
  • Phải liên lạc với bác sĩ hoặc tái khám ngay nếu có biểu hiện bất thường

Trên thực tế cả hai phương pháp gây mê và gây tê đều không ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn giúp việc nhổ răng đạt hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên cần cân nhắc việc lựa chọn giữa gây mê hay gây tê và lựa chọn cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ chuyên môn được đào tạo chuyên nghiệp để đảm bảo việc gây tê, gây mê an toàn, hiệu quả.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.5K

Relating articles
  • Đau răng
    Recognizing and treating gingivitis

    Cuộc đời của mỗi người đều ít nhất một lần trải qua quá trình mọc răng khôn đầy đau đớn. Bên cạnh những bất tiện mà răng khôn để lại, chúng ta còn phải chịu đựng nhiều bệnh lý về ...

    Readmore
  • Thuốc
    Efficacy of oral anti-infective drugs

    Oral infections are often caused by tooth decay and poor oral hygiene. However, this condition can also be caused by previous dental interventions or trauma to the maxillofacial region. Regardless of the cause, the treatment of oral infections thanks to ...

    Readmore
  • Rensaid 200
    Uses of Rensaid 200

    Rensaid 200 medicine has the main active ingredient Etodolac with 200mg content and other excipients in sufficient quantity. Rensaid 200 is a non-steroid analgesic, antipyretic and anti-inflammatory drug.

    Readmore
  • Chảy máu chân răng
    Are root cysts easy to detect?

    Nang chân răng là một dạng nang biểu mô xương hàm liên quan đến nhiễm trùng chân răng. Đây là một bệnh lý khó phát hiện do phát triển âm thầm và thường không có triệu chứng. Theo đó, nguy ...

    Readmore
  • Đau răng
    How to treat molars that are deep into the pulp?

    Răng hàm hay còn gọi là răng cối là nhóm răng trong cùng, đảm nhiệm vai trò ăn nhai chính trên cung hàm, vị trí không được thuận lợi trong việc vệ sinh nên dễ bị sâu nhất. Nếu răng ...

    Readmore