Sự khác biệt về cải thiện tỷ lệ sống sót sau chẩn đoán ung thư bạch huyết theo chủng tộc, tuổi và giới: những kết quả thu được từ một nghiên cứu dựa trên cộng đồng.

Fahad Mukhtar1, Paolo Boffetta2, Bashir Dabo1, Jong Y. Park3, Chi TD Tran4,

Thuan V. Tran5,6, Huong Thi-Thanh Tran5,6, Madison Whitney1, Harvey A. Risch7,

Linh C. Le4,8, Wei Zheng9, Xiao-Ou Shu9, Hung N. Luu9,10,11

1Department of Epidemiology and Biostatistics, College of Public Health, University of South Florida, Tampa, FL; 2Tisch Cancer Institute, Icahn School of Medicine, Mount Sinai School of Medicine, New York, NY; 3Department of Cancer Epidemiology, H. Lee Moffitt Cancer Center and Research Institute, Tampa, FL; 4Vietnam Colorectal Cancer and Research Program, Vinmec Healthcare System, Hanoi, Vietnam; 5Vietnam National Cancer Hospital, Hanoi, Vietnam; 6Vietnam National Institute for Cancer Control, Hanoi, Vietnam; 7Department of Chronic Disease Epidemiology, Yale School of Public Health, Yale University, New Haven, CT; 8VinUniversity Project-Health Sciences, Hanoi, Vietnam; 9Division of Epidemiology, Department of Medicine, Vanderbilt Epidemiology Center, Vanderbilt-Ingram Cancer Center, Vanderbilt University School of Medicine, Nashville, TN

10Department of Epidemiology, University of Pittsburgh Graduate School of Public Health, Pittsburgh, PA, USA; 11Currently at the Division of Cancer Control and Population Sciences, University of Pittsburgh Medical Center-Hillman Cancer Center, Pittsburgh, PA, USA

MỤC TIÊU: Đánh giá cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư bạch huyết từ năm 1990 đến năm 2014, phân tầng theo tuổi, giới và chủng tộc sử dụng Cơ sở dữ liệu SEER (Cơ sở dữ liệu ghi nhận dịch tễ học ung thư và các bệnh khác).

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: Chúng tôi đã xác định 113,788 các trường hợp mắc mới ung thư bạch huyết từ 9 cơ sở dữ liệu ghi nhận ung thư SEER có theo dõi tỷ lệ tử vong do ung thư bạch huyết. Mô hình hồi quy Cox được sử dụng để đánh giá tỷ lệ HR và khoảng tin cậy 95% tương ứng cho các khoảng thời gian khác nhau trong các nhóm phân tầng theo chủng tộc, tuổi và giới.

KẾT QUẢ: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở những bệnh nhân bị ung thư bạch huyết dạng Hodgkin trong độ tuổi 20-49 là 89%. So với chính nhóm tuổi này trong giai đoạn 1990-1994, tỷ lệ sống sót được cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2000-2004 (HR = 0,65; khoảng tin cậy 95%: 0,54-0,78), 2005-2009 (HR = 0,46; khoảng tin cậy 95%: 0,38-0,57) và 2010-2014 (HR = 0,29; khoảng tin cậy 95%: 0,20-0,41). Các bệnh nhân ung thư bạch huyết dạng Hodgkin trong độ tuổi 75-85 có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 37% và ở những bệnh nhân này, so với khoảng thời gian 1990-1994, tỷ lệ sống sót chỉ cải thiện kể từ năm 2005 trở đi (HR = 0,67; khoảng tin cậy 95%: 0,50-0,90). Với bệnh nhân ung thư bạch huyết không Hodgkin, ở tất cả các nhóm tuổi tỷ lệ sống sót tăng lên trong khoảng thời gian từ 1990-1994 đến 2010-2014. Khả năng sống sót sau chẩn đoán ung thư bạch huyết cả dạng Hodgkin và không Hodgkin đều được cải thiện ở tất cả các chủng tộc, và ở cả hai giới.

KẾT LUẬN: Khả năng sống sót ở những bệnh nhân ung thư bạch huyết được cải thiện đáng kể giữa thời kỳ 1990-1994 và 2010-2014, mặc dù tỷ lệ tử vong do bệnh vẫn cao hơn ở nhóm tuổi cao hơn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

320 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan