Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi có phải do di truyền không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Khi mang thai tuần 31, em phát hiện thai nhị bị bệnh tim bẩm sinh, kết quả xét nghiệm: rối loạn nhiễm sắc thể thứ 21 (dạng khảm). Đến tuần 33, em bị cạn ối và không giữ được em bé nữa. Bác sĩ cho em hỏi, bất thường nhiễm sắc thể thai nhi có phải do di truyền không? Tỷ lệ lặp lại bất thường nhiễm sắc thể ở lần mang thai tiếp theo như thế nào? Nguyên nhân gây ra tình trạng cạn ối khi mang thai ở tuần 33 là gì?

Nguyễn Thị Giảng (1991)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Thị Phương Hoa - Bác sĩ Tư vấn di truyền, Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi có phải do di truyền không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Trong tế bào của người bình thường có chứa 23 cặp nhiễm sắc thể, được di truyền một nửa từ bố và một nửa từ mẹ. Nhiễm sắc thể là những ADN chứa thông tin di truyền, giúp quy định tất cả những đặc điểm của cơ thể, từ sự phát triển của tế bào đến màu tóc, màu da, màu mắt,...

Nếu thai nhi ở dạng bất thường, thừa 1 nhiễm sắc thể 21 dạng tự do 47+21 thì nguyên nhân không phải di truyền từ bố mẹ mà do phát sinh trong quá trình thai nhi phát triển. Tỷ lệ lặp lại ở lần mang thai sau khoảng 1-2%. Bất thường nhiễm sắc thể ở thai gây sảy thai thông thường sẽ không liên quan đến những lần mang thai tiếp theo. Sảy thai do thai bị bất thường nhiễm sắc thể cũng không có nghĩa là nhiễm sắc thể của bố hoặc mẹ có bất thường. Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cạn ối, cũng có thể do bất thường của thai nhi.

Nếu bạn còn thắc mắc về bất thường nhiễm sắc thể, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Động kinh cục bộ
    Nhiễm sắc thể vòng 14

    Nhiễm sắc thể vòng 14 là một rối loạn nhiễm sắc thể rất hiếm gặp. Trẻ sơ sinh và trẻ em mang nhiễm sắc thể vòng 14 thường chậm phát triển tâm thần vận động, chậm phát triển thể chất, ...

    Đọc thêm
  • Di truyền do bất thường nhiễm sắc thể
    Nhiễm sắc thể 10 - Biểu hiện, chẩn đoán và điều trị

    Nhiễm sắc thể 10, Monosomy 10p là một rối loạn nhiễm sắc thể hiếm gặp gây ra khuyết tật trí tuệ nghiêm trọng, dị tật vùng sọ não, chậm phát triển sau sinh, các dị tật tim bẩm sinh. Vậy ...

    Đọc thêm
  • Bệnh Cowden
    Hội chứng Cowden là gì?

    Hội chứng Cowden là 1 rối loạn hiếm gặp với tỉ lệ mắc bệnh là 1/200.000. Những người mắc hội chứng này thường có đầu lớn, các khối u lành tính của nang lông và các sẩn màu trắng với ...

    Đọc thêm
  • Nhiễm sắc thể 8
    Nhiễm sắc thể 8, Monosomy 8p

    Nhiễm sắc thể 8, Monosomy 8p là một rối loạn nhiễm sắc thể hiếm gặp, đặc trưng bởi sự mất đoạn một phần nhánh ngắn nhiễm sắc thể 8. Monosomy 8p được báo cáo trong các tài liệu y khoa ...

    Đọc thêm
  • Hội chứng Fraser
    Hội chứng Fraser: Những điều cần biết

    Hội chứng Fraser là rối loạn di truyền chiếm tỉ lệ 1/200.000 trẻ sơ sinh. Tuy là hội chứng hiếm gặp nhưng nếu thai nhi mắc phải sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và tuổi thọ ...

    Đọc thêm