Tầm soát ung thư cổ tử cung có kết quả dương tính type 11 nhưng âm đạo không có triệu chứng có cần điều trị không?

Hỏi

Chào bác sĩ! Em vừa đi khám tầm soát cổ tử cung, có kết quả dương tính type 11, nhưng bác sĩ bảo không sao, vì em không bị mụn cóc nổi lên, không có dấu hiệu của bệnh và nói em không phải lo lắng. Nhưng hiện nay em đang có kế hoạch để mang thai nên bác sĩ chẩn đoán như vậy em rất lo lắng. Vậy bác sĩ cho em hỏi tầm soát ung thư cổ tử cung có kết quả dương tính type 11 nhưng âm đạo không có triệu chứng có cần điều trị không và phải điều trị như thế nào? Năm nay em 29 tuổi, mong bác sĩ tư vấn và giải đáp! Em xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn! Pap smear là một phương pháp sàng lọc có thể giúp phát hiện các tế bào bất thường và ung thư cổ tử cung thông qua việc phân tích các mẫu tế bào được lấy từ cổ tử cung. Sàng lọc ung thư cổ tử cung có vai trò rất quan trọng để chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung. Nếu được chẩn đoán ung thư sớm, điều trị hiệu quả là điều hoàn toàn có thể. Có hai xét nghiệm thường được đề nghị nhằm mục đích chẩn đoán ung thư cổ tử cung sớm bao gồm:

  • Pap smear giúp kiểm tra các tế bào bất thường.
  • Xét nghiệm papillomavirus ở người (HPV), phát hiện DNA từ HPV để kiểm tra cả sự hiện diện và chủng loại virus.

Các kết quả xét nghiệm này có thể giúp xác định liệu một người có bị ung thư cổ tử cung hay không hoặc nguy cơ mắc phải ung thư. Những xét nghiệm này có thể giúp phát hiện:

  • Thay đổi tế bào tiền ung thư;
  • Sự hiện diện của HPV;
  • Sự xuất hiện của ung thư.

Sàng lọc định kỳ không phải lúc nào cũng bao gồm cả hai xét nghiệm cùng một lúc, nhưng một người có thể yêu cầu xét nghiệm đồng thời cả HPV và Pap smear.

Yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung quan trọng nhất là nhiễm trùng do HPV, một loại virus gây u nhú ở người. Có hơn 100 loại HPV khác nhau, tuy nhiên, đa số loại HPV không gây ung thư. Cứ 10 phụ nữ thì có ít nhất 8 người đã từng tiếp xúc với HPV trong đời. Tuy nhiên, trong phần lớn những lần tiếp xúc đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể phụ nữ đủ khả năng loại trừ HPV trước khi chúng có thể gây hại.

Phải làm gì khi kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung bất thường?
Sàng lọc ung thư cổ tử cung có vai trò rất quan trọng để chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung

Các nhà nghiên cứu đặt tên và xếp HPV vào nhóm nguy cơ cao hay nhóm nguy cơ thấp gây ung thư cổ tử cung như sau:

  • Nhóm nguy cơ thấp: HPV loại 6 và loại 11 có thể gây mụn cóc ở cơ quan sinh dục, được xếp vào nhóm nguy cơ thấp vì chúng hiếm khi gây ung thư cổ tử cung.
  • Nhóm nguy cơ cao: HPV loại 16 và loại 18 được xếp vào nhóm nguy cơ cao vì chúng có thể gây ung thư cổ tử cung ở một số phụ nữ.

HPV lây lan qua tiếp xúc trực tiếp da - da, qua giao hợp thông thường, làm tình bằng miệng, hay giao hợp qua hậu môn, hoặc qua bất kỳ tiếp xúc nào với vùng sinh dục ngoài của người đang nhiễm HPV. Tuy nhiên, người ta không thể bị lây nhiễm HPV qua tiếp xúc đồ vật, chẳng hạn ngồi lên bồn cầu vệ sinh. Từ năm 2006, một loại vắc-xin đã có mặt ở Mỹ giúp phòng tránh một số loại HPV như loại 6, 11, 16, và 18. Hiện nay, có 2 loại vắc-xin phổ biến phòng ngừa lây nhiễm HPV đang chính thức được lưu hành ở nước ta cũng như nhiều quốc gia khác.

Đa số người nhiễm HPV không biểu hiện bằng bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Phần lớn trường hợp nhiễm HPV đều tạm thời và biến mất tự nhiên trong vòng 2 năm. Khoảng 10-20% trường hợp nhiễm HPV tồn tại dai dẳng, và có thể sẽ gây ra các tổn thương tiền ung hoặc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nhiễm HPV thông thường mất nhiều năm (khoảng 10-15 năm) mới gây ra ung thư cổ tử cung.

Tiêm vắc-xin có thể bảo vệ cơ thể khỏi việc lây nhiễm HPV. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khuyến nghị nên tiêm vắc-xin đầy đủ với phụ nữ trẻ dưới 26 tuổi và nam thanh niên dưới 21 tuổi. Tuy nhiên, vào năm 2018, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đề xuất một dạng vắc-xin có tên là Gardasil 9, giúp bảo vệ chống lại vi-rút, cho nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 27-45 tuổi.

Còn với trường hợp của bạn là tầm soát ung thư cổ tử cung có kết quả dương tính type 11 nhưng âm đạo không có triệu chứng có cần điều trị không? thì bạn có thể đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được thăm khám, sau đó các bác sĩ sẽ cân nhắc trường hợp của bạn có cần điều trị hay không? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ lo lắng đến Vinmec. Mong một ngày gần nhất có thể được gặp bạn và tư vấn chuyên sâu. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Nhất Nguyên - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan