15 thuốc lợi tiểu tự nhiên: Thảo mộc, thực phẩm bổ sung và đồ uống

Việc tích trữ nước dư thừa trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng sưng phù ở các bộ phận như mặt, chân, tay, bàn tay và bàn chân. Để ngăn ngừa nguy cơ giữ nước, bạn có thể sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, bao gồm kê đơn và tự nhiên, đồng thời kết hợp thực hiện một lối sống lành mạnh.

1. Thuốc lợi tiểu là gì?

Thuốc lợi tiểu là những loại có thể làm gia tăng lượng nước tiểu được sản xuất, đồng thời giúp cơ thể đào thải những chất lỏng dư thừa ra bên ngoài, bao gồm nước và natri.

Lượng nước dư thừa trong cơ thể khi không được đào thải ra bên ngoài đúng cách có thể dẫn đến tình trạng giữ nước, gây sưng phù chủ yếu ở các khu vực như bàn tay, chân, mắt cá chân và bàn chân. Ngoài ra, điều này cũng liên quan đến một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng khác, chẳng hạn như suy tim và bệnh thận.

Cũng có nhiều trường hợp cơ thể bị tích tụ nước nhẹ do các nguyên nhân như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thay đổi nội tiết tố hoặc đơn giản là không vận động sau một khoảng thời gian dài.

Khi cơ thể bị giữ nước nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và tìm ra biện pháp điều trị phù hợp. Những biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước cho cơ thể bao gồm cả việc sử dụng thuốc, cụ thể là thuốc lợi tiểu kê đơn.

Dưới đây là những tình trạng nên sử dụng thuốc lợi tiểu kê đơn để điều tiết chất lỏng trong cơ thể, bao gồm:

Tuy nhiên, các loại thuốc lợi tiểu kê đơn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như chuột rút cơ bắp, mệt mỏi, đau đầu, phát ban và có cảm giác lâng lâng. Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào được liệt kê ở trên sau khi sử dụng thuốc lợi tiểu kê đơn, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị suy tim rất phổ biến
Thuốc lợi tiểu là những loại có thể làm gia tăng lượng nước tiểu được sản xuất

2. Các loại thuốc lợi tiểu tự nhiên

Đối với những trường hợp giữ nước nhẹ trong cơ thể không và liên quan đến bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào, bạn có thể sử dụng một số loại thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng có đặc tính lợi tiểu để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ về bất kỳ phản ứng dị ứng tiềm ẩn nào, đặc biệt là khi bạn đang sử dụng thuốc.

Dưới đây là 15 loại thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp cơ thể giảm giữ nước, bao gồm các loại thảo mộc, chất bổ sung và đồ uống rất phổ biến trong đời sống hàng ngày.

2.1. Chiết xuất bồ công anh

Chiết xuất bồ công anh, có tên Tiếng Anh là “Taraxacum officinale”, hay còn được gọi với cái tên “răng sư tử”. Đây là một chất bổ sung thảo dược thông dụng, thường được sử dụng để làm thuốc lợi tiểu tự nhiên.

Sở dĩ, nó có đặc tính của một loại thuốc lợi tiểu vì hàm lượng kali dồi dào có trong cây bồ công anh. Nghiên cứu đã cho thấy, việc tiêu thụ những loại thực phẩm có chứa nhiều kali sẽ giúp thận thải ra nhiều nước và natri hơn. Vì vậy, nó rất phù hợp và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mọi người khi hầu hết các chế độ ăn uống hiện đại đều rất ít kali nhưng lại giàu natri, làm tăng nguy cơ gây tích nước trong cơ thể.

Thực chất, hàm lượng kali cao trong bồ công anh đóng vai trò là một chất bổ sung, có tác dụng giúp cơ thể đào thải lượng chất lỏng dư thừa ra bên ngoài do hấp thụ nhiều natri. Một số nghiên cứu đã cho thấy, việc bổ sung bồ công anh giúp làm tăng lượng nước tiểu được sản xuất trong 5 giờ sau khi uống.

2.2 Cây táo gai

Cây táo gai là một loại thuốc lợi tiểu có tác dụng mạnh mẽ, giúp làm giảm sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể và cải thiện được các triệu chứng của suy tim sung huyết. Một số thử nghiệm cũng cho thấy các chất dinh dưỡng có trong cây táo gai có khả năng kích thích tăng bài tiết và lưu lượng nước tiểu trong cơ thể.

Ngoài ra, quả táo gai cũng được xem là một loại thuốc lợi tiểu hiệu quả, giúp điều trị các vấn đề về thận. Nó cũng được sản xuất thành trà để pha uống rất tiện lợi.

2.3 Chiết xuất cỏ đuôi ngựa

Cỏ đuôi ngựa là một phương thuốc thảo dược, có tác dụng lợi tiểu như thuốc kê đơn, nhưng gây ra ít tác dụng phụ hơn. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm gần đây và được sản xuất dưới dạng viên nang hoặc trà.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, cỏ đuôi ngựa mang lại hiệu quả lợi tiểu tương tự như thuốc lợi tiểu hydrochlorothiazide. Loại thảo dược lợi tiểu tự nhiên này mặc dù được coi là an toàn, nhưng nó không được khuyến khích sử dụng trong một thời gian dài. Ngoài ra, những người có các tình trạng sức khỏe như tiểu đường hoặc bệnh thận cũng không nên sử dụng chúng.

2.4 Cây bách xù

Từ thời trung cổ, người ta đã sử dụng cây bách xù làm thuốc lợi tiểu tự nhiên. Nhiều nghiên cứu trên động vật đã cho thấy, sử dụng cây bách xù có ảnh hưởng đáng kể đến lượng nước tiểu.

Tương tự như nhiều loại thuốc tiểu tự nhiên khác, cây bách xù dường như không làm giảm nồng độ kali như khi sử dụng thuốc kê đơn. Vì vậy, để làm giảm nguy cơ tích nước trong cơ thể, bạn có thể bổ sung cây bách xù vào các món ăn của mình để tăng thêm hương vị cho chúng.

2.5 Trà xanh và trà đen

Cả trà xanh và trà đen đều có chứa một lượng lớn caffeine, có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu. Các nghiên cứu trên chuột đã phát hiện ra rằng, sử dụng trà đen giúp lợi tiểu nhẹ do hàm lượng caffeine từ trà.

Mỗi khi thưởng thức một tách trà nóng sẽ giúp bạn dễ dàng đào thải các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó ngăn ngừa tình trạng giữ nước.

2.6 Mùi tây

Từ lâu, mùi tây đã được biết đến là một phương thuốc lợi tiểu tự nhiên vô cùng hiệu quả trong y học dân gian. Theo cách truyền thống, mùi tây thường được pha như một loại trà, được sử dụng nhiều lần trong ngày để giúp cơ thể tăng đào thải các chất lỏng ra bên ngoài và làm giảm tình trạng giữ nước.

2.7 Hoa dâm bụt

Dâm bụt là một loại thực vật được biết đến nổi tiếng với những bông hoa xinh đẹp và rực rỡ của chúng. Đài hoa dâm bụt thường được sử dụng để chế biến thành một loại trà thuốc, được gọi là bụp giấm hoặc trà chua. Một số bằng chứng đã cho thấy, sử dụng trà từ đài hoa dâm bụt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó bao gồm giảm huyết áp cao ở những người bị tăng huyết áp.

Ngoài ra, đài hoa dâm bụt cũng được nhiều người “truyền tai” rằng đây là một loại thuốc lợi tiểu hiệu quả. Cho đến nay, các thử nghiệm ở cả động vật và trong phòng thí nghiệm đã cho thấy chúng có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng hoa dâm bụt giúp tăng khả năng lọc của thận.

Trà xanh chứa nhiều polyphenol và catechin giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào tim
Cả trà xanh và trà đen đều có chứa một lượng lớn caffeine, có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu

2.8 Dưa hấu

Dưa hấu là một loại trái cây có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng trong việc thanh nhiệt, khử rôm sảy và lợi tiểu cao. Nghiên cứu đã cho thấy, việc ăn dưa hấu giúp cơ thể đào thải một nửa lượng nước được đưa vào, từ đó ngăn ngừa được tình trạng giữ nước gây sưng phù chân, tay và mặt.

Tuy nhiên, bạn không nên ăn nhiều dưa hấu vào buổi tối vì nó có thể khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, nhất là ở trẻ em dễ gặp phải chứng đái dầm.

2.9 Nho

Nho là một loại quả giúp đào thải các độc tố bị tích tụ trong cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích đối với quá trình tái tạo máu. Ngoài ra, nho cũng cung cấp một lượng lớn nước và kali, có tác dụng lợi tiểu hiệu quả. Vì vậy, bạn nên thường xuyên bổ sung nho vào chế độ ăn uống hàng ngày để làm giảm nguy cơ sưng phù do tích nước trong cơ thể, đồng thời tăng tần suất đi tiểu của bạn.

2.10 Quả mọng

Quả mọng, chẳng hạn như việt quất, dâu tây và mâm xôi cũng được biết đến là những loại trái cây có tác dụng lợi tiểu tự nhiên. Bên cạnh đó, các loại quả mọng còn có khả năng phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu rất hiệu quả.

Bạn nên thường xuyên ăn quả mọng dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như làm mứt, nước sốt hoặc cho vào bánh ngọt.

2.11 Rau cần tây

Rau cần tây là một loại rau được sử dụng rất phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Nó không chỉ giúp đào thải các độc tố gây hại ra khỏi cơ thể mà còn là một loại thực phẩm có đặc tính lợi tiểu cực mạnh. Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng nước ép cần tây để hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận.

2.12 Măng tây

Măng tây là một loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe, chẳng hạn như bổ sung chất dinh dưỡng, ngăn ngừa ung thư, giảm cân và lợi tiểu. Việc ăn măng tây thường xuyên sẽ giúp cơ thể đào thải lượng muối dư thừa và ngăn ngừa tình trạng kết túi sỏi.

Bạn có thể chế biến măng tây thành nhiều món ăn đa dạng và đơn giản, ví dụ như măng tây xào thịt gà, thịt lợn hoặc xào tỏi.

2.13 Tỏi

Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong bất kỳ căn bếp nào. Nó không những làm tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn có tác dụng lợi tiểu tuyệt vời.

Nghiên cứu đã cho thấy, trong mỗi tép tỏi cung cấp gần 400 hợp chất mang lại nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe, đồng thời phòng ngừa và chữa được nhiều căn bệnh khác nhau.

rau cần tây
Rau cần tây là một loại rau được sử dụng rất phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày

2.14 Ớt chuông

Ớt chuông là một loại thực phẩm đa dụng, cung cấp nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe của bạn. Việc ăn ớt chuông thường xuyên sẽ làm tăng nhanh quá trình đào thải nước tiểu của cơ thể, và giúp các chức năng bài tiết hoạt động trơn tru hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm ớt chuông vào chế độ dinh dưỡng để cải thiện thị lực của mình vì nó rất giàu vitamin A.

2.15 Xà lách

Xà lách là một loại rau xanh được biết đến với nhiều công dụng khác nhau đối với sức khỏe, bao gồm lợi tiểu, phòng chống các bệnh nhiễm trùng qua đường nước tiểu và khả năng chống lở loét rất tốt.

Để nhận được lợi ích tối đa mà loại rau này mang lại, bạn nên lựa chọn rau xà lách được trồng theo mùa và ăn vào thời điểm rau tươi nhất, tránh ăn những cây đã bị héo úa vì chất dinh dưỡng trong chúng ít nhiều đã bị thuyên giảm.

3. Các phương pháp khác giúp làm giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể

Ngoài việc sử dụng thuốc lợi tiểu kê đơn và thuốc lợi tiểu tự nhiên, bạn cũng có thể làm giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể thông qua các biện pháp sau đây:

  • Tập thể dục: Hoạt động thể chất thường xuyên là một trong những cách hàng đầu giúp bạn loại bỏ các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này là do việc luyện tập thể dục giúp làm tăng lưu lượng máu đến các mô và khiến bạn đổ nhiều mồ hôi hơn.
  • Bổ sung thêm magie: Đây là một chất điện giải quan trọng, có tác dụng cân bằng các chất lỏng trong cơ thể. Nó cũng đặc biệt hữu ích đối với những phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Ăn các loại thực phẩm giàu kali: Giúp làm giảm natri, ngăn ngừa tích nước và tăng sản xuất nước tiểu.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Vì mất nước có thể làm tăng nguy cơ tích tụ nước trong cơ thể.
  • Hạn chế tiêu thụ nhiều muối: Việc ăn nhiều muối có thể làm thúc đẩy quá trình tích tụ nước dư thừa trong cơ thể và dẫn đến các triệu chứng sưng phù ở chân, tay và mặt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc lợi tiểu
    Điều trị bệnh tim bằng thuốc lợi tiểu

    Thuốc lợi tiểu được xem là một phương thuốc “cứu cánh” cho những bệnh nhân suy tim bị ứ trệ tuần hoàn. Ngoài ra, thuốc cũng hữu ích trong việc điều trị các bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh ...

    Đọc thêm
  • Doraval 80mg
    Công dụng thuốc Doraval 80mg

    Thuốc Doraval 80mg là một loại thuốc tim mạch được dùng chỉ định điều trị tăng huyết áp, suy tim và làm chậm tiến triển của bệnh thận ở người bị tăng huyết áp. Khi được chỉ định dùng loại ...

    Đọc thêm
  • Mezarolac 25
    Công dụng thuốc Mezarolac 25

    Mezarolac 25 có tác dụng lợi tiểu thường được chỉ định trong các bệnh lý liên quan đến huyết áp, tim mạch. Vậy công dụng, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc là gì?

    Đọc thêm
  • Nguy cơ tăng huyết áp ở người tiểu đường
    Nguy cơ tăng huyết áp ở người tiểu đường

    Tiểu đường tăng huyết áp thường tồn tại cùng nhau với cơ chế bệnh sinh liên quan đến những thay đổi và tương tác phức tạp giữa hệ thống thần kinh tự chủ, trương lực cơ mạch máu, hệ thống ...

    Đọc thêm
  • carloten 12.5
    Công dụng thuốc Carloten 12.5

    Carloten 12.5 có chứa thành phần chính là Carvedilol với tác dụng điều trị các trường hợp cao huyết áp. Vậy cần sử dụng thuốc Carloten như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm