Các tác dụng của thuốc Atropin

Thuốc Atropin được sử dụng trong điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Vậy thuốc Atropin có tác dụng gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Tác dụng của thuốc Atropin

Atropin có khả năng gây ra nhiều tác động trong cơ thể, bao gồm việc làm giảm co thắt cơ trơn và giảm tiết dịch trong cơ thể (như là nước bọt, dịch nhầy hoặc các loại dịch tiết khác trong đường hô hấp). Tác dụng này của thuốc Atropin giúp kiểm soát các tình trạng bệnh lý như là:

Thuốc Atropin cũng được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị các triệu chứng run, cứng, tiết nước bọt và đổ mồ hôi quá mức trong bệnh Parkinson;
  • Một số rối loạn tim;
  • Kiểm soát các giai đoạn thay đổi về tâm trạng do các khối u não gây ra;
  • Sử dụng để làm giãn đồng tử mắt trong nhãn khoa.

Trong một số trường hợp, Atropin còn được sử dụng như thuốc giải độc để điều trị một số loại ngộ độc.

Thuốc Atropin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Tăng nhãn áp góc đóng;
  • Block nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3;
  • Co thắt thực quản;
  • Tắc ruột do liệt ruột;
  • Viêm loét đại tràng nặng;
  • Liệt ruột;
  • Viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính;
  • Hẹp môn vị.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Atropin

Thuốc Atropin được sản xuất dưới hai dạng:

  • Thuốc Atropin uống (viên nén) với hàm lượng Atropin sulfat 0,25mg;
  • Dạng ống tiêm với hàm lượng 0,25 mg/ml và 0,5 mg/ml.

Liều dùng thuốc Atropin cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Liều tham khảo trong các trường hợp cụ thể như sau:

Liều thuốc Atropin khuyến cáo cho người lớn:

  • Điều trị rối loạn nhịp tim chậm: Sử dụng liều 0,4–1mg tiêm tĩnh mạch trong mỗi 1–2 giờ nếu cần thiết. Trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng liều tối đa lên đến 2mg;
  • Điều trị block nhĩ thất: Sử dụng liều 0,4–1mg, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da;
  • Điều trị ngộ độc các chất ức chế men cholinesterase: Sử dụng liều 0,4–0,6mg, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da;
  • Điều trị ngộ độc phospho hữu cơ hay các tác nhân gây độc thần kinh khác: Sử dụng liều 0,8mg dùng đường tiêm bắp. Trong vòng 30 phút sau tiêm, nếu không có tác dụng rõ ràng hoặc có các triệu chứng ngộ độc xảy ra (như là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, co thắt đồng tử, rung giật mắt và lưỡi, phù phổi, đổ mồ hôi quá mức, tiết dịch nước bọt và dịch phế quản nhiều) thì tiến hành tiêm bắp 2mg Atropin mỗi giờ cho đến khi có dấu hiệu atropinization. Liều Atropin 2mg có thể được tiêm 2–3 lần (tổng cộng là 4–6mg) trong trường hợp nặng;
  • Sử dụng để gây tê/gây mê, chấn thương đầu, loét đường tiêu hóa: Sử dụng liều 0,4–0,6mg tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, có thể tăng liều trong một số trường hợp;
  • Làm giãn đồng tử và gây liệt cơ mi trong đo khúc xạ: Sử dụng dung dịch thuốc atropin 1% nhỏ 1 - 2 giọt vào kết mạc trước 40–60 phút khi đo;
  • Điều trị viêm mống mắt, viêm màng bồ đào: Sử dụng dung dịch thuốc atropin 1% nhỏ 1 - 2 giọt vào mắt, tối đa 4 lần/ngày;
  • Điều trị viêm túi thừa, hội chứng ruột kích thích, chứng khó tiêu không do loét: Sử dụng liều 0,6–1,2mg uống trước khi ngủ, một liều duy nhất.

Liều dùng thuốc Atropin cho trẻ em:

  • Điều trị rối loạn nhịp tim chậm: Sử dụng liều khởi đầu 0,02mg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch, có thể nhắc lại sau mỗi 5 phút, liều tối đa là 0,5mg.
  • Điều trị ngộ độc phospho hữu cơ: Sử dụng liều ban đầu 0,05–0,1mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp trong mỗi 5–10 phút cho tới khi các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc biến mất.
  • Gây mê: Thuốc Atropin được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da trước khi gây mê từ 30–60 phút với liều như sau:
    • Trẻ dưới 3kg: Sử dụng liều 0,1mg;
    • Trẻ 7–9kg: Sử dụng liều 0,2mg;
    • Trẻ 12–16kg: Sử dụng liều 0,3mg;
    • Trẻ hơn 20kg: Sử dụng liều 0,4–0,6mg.
  • Làm giãn đồng tử và liệt cơ mi khi đo khúc xạ: Sử dụng dung dịch thuốc atropin 1% nhỏ 1 giọt vào mỗi mắt, 2 lần/ngày trong khoảng 1–3 ngày trước khi tiến hành đo;
  • Điều trị viêm mống mắt, viêm màng bồ đào: Sử dụng dung dịch atropin 1% nhỏ 1 giọt vào mỗi mắt, tối đa 3 lần/ngày.

Khi sử dụng quá liều thuốc Atropin bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau đầu;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Khô miệng, mũi hoặc cổ họng;
  • Tăng nhịp thở;
  • Mờ mắt;
  • Giãn đồng tử;
  • Tăng thân nhiệt;
  • Khô da;
  • Chóng mặt;
  • Buồn ngủ;
  • Không tỉnh táo, hay nhầm lẫn;
  • Lo âu;
  • Co giật;
  • Mạch yếu;
  • Nhịp tim bất thường.

Lúc này bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp.

3. Tác dụng phụ của thuốc Atropin

Hầu hết tác dụng phụ của thuốc Atropin xảy ra là do tác động quá mức của thuốc lên thụ thể muscarinic-cholinergic và các triệu chứng này có thể phục hồi lại khi ngừng dùng thuốc. Mức độ nghiêm trọng và tần suất gặp tác dụng phụ của thuốc Atropin liên quan đến liều dùng và mức độ dung nạp thuốc ở từng người.

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Atropin bao gồm:

  • Khô miệng;
  • Khô da;
  • Mờ mắt;
  • Liệt cơ thể mi;
  • Giãn đồng tử;
  • Sợ ánh sáng;
  • Giảm tiết mồ hôi;
  • Tiểu rắt, tiểu lắt nhắt hoặc bí tiểu;
  • Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực;
  • Khô mắt;
  • Táo bón.

Một số trường hợp người bệnh gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc Atropin có thể dẫn đến tử vong như là:

  • Vô tâm thu;
  • Rối loạn nhịp nhĩ thất;
  • Rung nhĩ;
  • Phân ly nhĩ thất;
  • Nhịp nhanh thất;
  • Suy hô hấp;
  • Hôn mê;
  • Phù mạch (hiếm khi xảy ra).

4. Tương tác của thuốc Atropin với các thuốc khác

Một vài thuốc có thể xảy ra tương tác khi dùng chung với thuốc Atropin là:

  • Ipratropium;
  • Diphenhydramine;
  • Hydromorphone;
  • Haloperidol;
  • Hyoscyamine;
  • Morphine;
  • Neostigmine;
  • Paracetamol;
  • Promethazine;
  • Scopolamine;
  • Pralidoxime.

Bạn cần trao đổi với bác sĩ khi sử dụng chung các loại thuốc này với thuốc Atropin.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

101.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan