Cẩn trọng khi sử dụng corticoid dạng hít điều trị hen

Corticosteroid dạng hít là lựa chọn hàng đầu trong điều trị và kiểm soát hen phế quản. Thuốc có tác dụng tại chỗ rất mạnh làm giảm kích thích ở mũi, phế quản và tiểu phế quản nên giảm co thắt, giảm tiết dịch, giảm viêm và làm thông đường hô hấp. Tuy corticoid dạng hít không gây độc toàn thân nhưng vẫn cần thận trọng những tác dụng không mong muốn khác.

1. Corticosteroid dạng hít trong điều trị hen

Corticosteroid dạng hít qua miệng hoặc dạng khí dung qua mũi thường hay được sử dụng trong điều trị hen phế quản. Phần lớn người bệnh bắt đầu dùng corticoid dạng hít khi còn nhẹ hoặc đã dùng thuốc giãn phế quản hít như salbutamol và terbutaline không đáp ứng, hay tình trạng bệnh đã nặng, lệ thuộc vào corticoid uống. Trong khi corticosteroid toàn thân đi vào máu và tác động lên toàn bộ cơ thể thì corticosteroid dạng hít tác động trực tiếp lên phổi khoảng 10-50%, phần còn lại khoảng 80-85% được nuốt vào dạ dày và bất hoạt ở gan, gây ít tác dụng không mong muốn hơn.

Corticosteroid dạng hít dùng kéo dài trong điều trị hen, đặc biệt là với liều thấp, nói chung là an toàn. Khi dùng thuốc corticoid với liều thấp và vừa, các thuốc này có thể ảnh hưởng nhẹ đến sự tăng trưởng, làm giảm chiều cao của trẻ 1 cm trong năm đầu điều trị. Tuy nhiên, sau đó thì không bị ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ nữa. Trẻ nhỏ điều trị hen phế quản bằng thuốc corticosteroid dạng hít cần được theo dõi chiều cao đều đặn.

2. Tác dụng không mong muốn của corticosteroid dạng hít

Sau khi sử dụng corticoid dạng hít kéo dài khi ngừng dùng thuốc, tính năng kích thích phế quản có thể quay trở lại, gây co thắt phế quản, làm bệnh nặng thêm. Do vậy, cần thận trọng khi sử dụng corticoid, không được ngừng thuốc đột ngột. Những tác dụng không mong muốn hay gặp khi dùng corticosteroid dạng hít bao gồm:

  • Nấm miệng hoặc tưa miệng: Để khắc phục tình trạng này, nên cho trẻ dùng thuốc qua buồng đệm và súc miệng ngay sau khi hút thuốc rồi nhổ ra ngoài.
  • Khản tiếng: Dùng thuốc qua buồng đệm giúp giảm tác dụng không mong muốn này. Nếu trẻ bị khản tiếng thì nên hạ liều lượng thuốc xuống tạm thời.
  • Ho hoặc khò khè xảy ra sau khi hít thuốc corticoid do phản ứng của phế quản: có thể phòng ngừa bằng hít thuốc chậm qua buồng đệm. Nếu triệu chứng ho hoặc khò khè vẫn dai dẳng và nặng nề hơn thì nên dừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ.
Corticosteroid dạng hít có thể khiến người bệnh khàn tiếng
Corticosteroid dạng hít có thể khiến người bệnh khàn tiếng

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc corticosteroid dạng hít

Trong hen mạn tính được chia thành 5 bậc, tùy theo từng bậc, bác sĩ sẽ điều chỉnh sự phối hợp và liều:

  • Bậc 1: sử dụng chủ vận beta-2 ngắn hít
  • Bậc 2: sử dụng corticoid hít liều trung bình thường xuyên và chủ vận beta-2 ngắn hít khi cần
  • Bậc 3 và 4: sử dụng corticoid hít liều cao thường xuyên kết hợp với chủ vận beta-2 dài hít
  • Bậc 5: sử dụng corticoid hít liều cao thường xuyên kết hợp với thuốc chủ vận beta-2 dài hít và corticoid uống.

Không dùng corticosteroid dạng hít để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ dưới 12 tuổi, riêng với beclomethasone không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, và cần thận trọng với bệnh lao tiềm ẩn (vì thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm bệnh lao nặng thêm). Corticoid dạng hít cũng ức chế việc lành vết thương nên chỉ được dùng khi các tổn thương đường hô hấp như rách, xây xước, phẫu thuật đã hồi phục.

Tóm lại, corticoid dạng hít là lựa chọn hàng đầu trong điều trị kiểm soát hen phế quản. Thuốc có tác dụng tại chỗ rất mạnh làm giảm kích thích ở mũi, phế quản và tiểu phế quản nên giảm co thắt, giảm tiết dịch, giảm viêm và làm thông đường hô hấp. Tuy corticoid dạng hít không gây độc toàn thân nhưng vẫn cần thận trọng những tác dụng không mong muốn khác. Do vậy, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không ngừng thuốc đột ngột và khi có những dấu hiệu cơn hen phế quản nặng cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được can thiệp y tế kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan