Công dụng của thuốc Cédesfarnin

Cédesfarnin thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và được dùng trong những trường hợp phức tạp của dị ứng đường hô hấp, dị ứng da, mắt, cũng như những bệnh viêm mắt. Để đảm bảo hiệu khi quả sử dụng, người dùng nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, và tham khảo những công dụng thuốc Cédesfarnin trong bài viết sau đây.

1. Công dụng thuốc Cédesfarnin là gì?

1.1. Thuốc Cédesfarnin là thuốc gì?

Thuốc Cédesfarnin là thuốc thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, dùng trong các trường hợp quá mẫn có thành phần Dexclorpheniramin maleat 2 mg; Betamethason 0,25 mg.

Thuốc Cédesfarnin có chứa các thành phần là Dexclorpheniramin maleat 2 mg; Betamethason 0,25 mg, một số hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất đã cung cấp. Thuốc Cédesfarnin được bào chế dạng viên nén, và đóng gói: Hộp có 2 vỉ mỗi 15 viên, hộp có 10 vỉ mỗi vỉ 15 viên, hộp 1 chai 200 viên, và chai 500 viên

1.2. Thuốc Cédesfarnin có tác dụng gì?

Tác dụng an thần ở liều dùng thông thường do các tác động kháng histamin và ức chế adrenalin ở thần kinh ở trung ương;

Tác dụng kháng thuốc cholinergic là nguồn gốc gây ra các tác dụng ngoại ý ở ngoại biên;

Tác dụng ức chế thuốc adrenalin ở ngoại biên, có thể ảnh hưởng đến động lực máu (có thể gây hạ huyết áp tư thế).

Các thuốc kháng histamin có đặc tính chung là đối kháng, do đối kháng tương tranh ít nhiều mang tính thuận nghịch, với tác dụng của histamin, chủ yếu là trên da, mạch máu và niêm mạc ở kết mạc hoặc mũi, phế quản và ruột. Bản thân các kháng histamin cũng có tác động chống ho nhẹ, nhưng khi dùng phối hợp sẽ làm tăng các tác động của các thuốc ho nhóm morphin, cũng như của các thuốc giãn phế quản khác như: các amin giao cảm.

Thuốc Cédesfarnin chỉ định dùng:

Được chỉ định dùng trong những trường hợp khá phức tạp ở dị ứng của đường hô hấp, bệnh dị ứng da và mắt, hoặc những bệnh về viêm ở mắt, và cần chỉ định hỗ trợ bằng corticoid toàn thân.

Các chứng viêm mắt như: bệnh viêm kết mạc dị ứng, bệnh viêm giác mạc, bệnh viêm thể mi không có u hạt, hoặc viêm mống mắt – thể mi, và viêm màng mạch, viêm màng mạch – võng mạc.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào hay tá dược nào của thuốc.
  • Trẻ em ít hơn 6 tuổi, ở trẻ sơ sinh và trẻ sinh non thiếu tháng.
  • Người bệnh đang dùng các thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO).
  • Người bệnh bị nhiễm nấm ở toàn thân.
  • Người loét dạ dày, và tá tràng.
  • Bị tăng nhãn áp góc hẹp.
  • Bệnh phì đại tuyến tiền liệt, hay tắc cổ bàng quang.

2. Cách sử dụng của Cédesfarnin

2.1. Cách dùng thuốc Cédesfarnin

Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn cách dùng thuốc Cédesfarnin đã được ghi trên từ hướng dẫn sử dụng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Cédesfarnin

Thuốc Cédesfarnin có dạng viên nên dùng bằng đường uống. Nên dùng uống thuốc sau bữa ăn, hoặc là trước khi đi ngủ.

2.2. Liều dùng của thuốc Cédesfarnin

Liều lượng nên được điều chỉnh tùy theo các mức độ trầm trọng, và đáp ứng của người bệnh. Khi có tiến triển tốt, nên giảm liều dần cho đến mức độ duy trì tối thiểu, và nên ngưng thuốc ngay khi có thể.

  • Người lớn:

Liều khởi đầu: dùng 1 đến 2 viên x 4 lần trên ngày. Dùng không quá 8 viên trên ngày.

  • Trẻ em hơn 12 tuổi:

Liều khởi đầu: dùng 1 đến 2 viên, uống 4 lần trên ngày. Và dùng không quá 8 viên trên ngày.

  • Trẻ em từ 6 tuổi đến 12 tuổi:

Liều dùng khuyến cáo: 1⁄2 viên x 3 lần mỗi ngày. Nếu cần thêm một liều hàng ngày, nên uống vào lúc chuẩn bị đi ngủ. Người bệnh không dùng quá 4 viên trên ngày.

Xử lý khi quên liều:

Người bệnh nên uống liều thuốc Cédesfarnin bị quên ngay lúc nhớ ra. Nếu liều đó gần với lần dùng thuốc tiếp theo, bỏ qua liều thuốc Cédesfarnin bị quên và tiếp tục uống thuốc theo đúng thời gian đã qui định. Không được dùng 2 liều cùng lúc. Người bệnh không được tự ý thay đổi liều hoặc ngưng thuốc.

Xử trí khi quá liều:

  • Triệu chứng gồm: hội chứng Cushing; yếu cơ; loãng xương,...chỉ xảy ra khi dùng điều trị dài ngày.
  • Xử trí: Người bệnh tạm ngừng, hoặc ngừng hẳn việc dùng thuốc. Thuốc này chỉ dùng theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh nên đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Trong những trường hợp khẩn cấp, hoặc dùng quá liều thuốc Cédesfarnin có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người nhà người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ biết các loại thuốc, hoặc đơn thuốc đang được dùng, để bác sĩ đưa ra sự chuẩn đoán kịp thời.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Cédesfarnin

  • Sử dụng thuốc Cédesfarnin kéo dài có thể sẽ dẫn đến đục thủy tinh thể
  • Liều trung bình, và liều cao thuốc Cédesfarnin sẽ làm tăng huyết áp, giữ muối-nước, và sự đào thải kali. Người bệnh nên cân nhắc về chế độ ăn, uống hạn chế muối và nên cung cấp thêm kali. Tất cả thuốc Cédesfarnin đều làm gia tăng sự đào thải calcium.
  • Nên dùng cẩn thận viên nén thuốc Cédesfarnin cho người bệnh mắc chứng glôcôm góc hẹp, hoặc loét dạ dày hẹp, bệnh tắc nghẽn môn vị tá tràng, và phì đại tuyến tiền liệt hay tắc nghẽn cổ bàng quang.
  • Sử dụng thuốc Cédesfarnin cho trẻ em: chưa xác định được tính an toàn, và hiệu lực của thuốc ở những trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Sử dụng thuốc cho người lớn tuổi: các thuốc kháng histamin thông thường có thể sẽ gây chóng mặt, an thần và hạ huyết áp ở những người bệnh trên 60 tuổi.

Tác động đến khả năng lái xe, hay thao tác máy móc:

Người bệnh nên lưu ý khi thực hiện những hoạt động cần cảnh giác thần kinh như: lái xe, hay điều khiển các thiết bị, và máy móc,...

Dùng Thuốc Cédesfarnin trong thời kỳ cho con bú

Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: Thuốc Cédesfarnin có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là người mẹ không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Rất nhiều loại thuốc chưa thể xác định hết các tác động của thuốc. trong thời kỳ này bà mẹ nuôi con bú cần đọc kỹ hướng dẫn dùng và nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi đưa ra quyết định dùng thuốc.

4. Tác dụng phụ của thuốc Cédesfarnin

Thường gặp:

  • Giữ natri và nước; làm tăng đào thải kali.
  • Kinh nguyệt bị bất thường, hoặc hội chứng Cushing, và chậm tăng trưởng ở trẻ em, giảm dung nạp với glucose, hay biểu hiện bệnh tiểu đường tiềm ẩn.
  • Teo cơ, hay yếu cơ, bị loãng xương, hoặc chứng gãy xương bệnh lý, và đặc biệt là chứng rạn nứt cột sống, hoại tử vô khuẩn đầu xương đùi.
  • Ngủ gà, và an thần.
  • Khô miệng.

Ít gặp: Loét dạ dày tá tràng, hoặc thủng và chảy máu đường tiêu hóa, và viêm tụy cấp, mất ngủ, và kích động, tăng nhãn áp.

5. Tương tác thuốc Cédesfarnin

Khi sử dụng cùng một lúc hai, hoặc nhiều loại thuốc thường sẽ dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng, hoặc hiệp đồng.

Không sử dụng thuốc Cédesfarnin với các loại thực phẩm, hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, hoặc đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể sẽ ảnh hưởng gây ra hiện tượng đối kháng, hoặc hiệp đồng với thuốc. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Cédesfarnin, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Thuốc Cédesfarnin cùng với thức ăn, rượu và thuốc lá.

6. Cách bảo quản thuốc Cédesfarnin

Thời gian bảo quản thuốc Cédesfarnin là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Bảo quản thuốc Cédesfarnin ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng,

Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.

Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc Cédesfarnin đã ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc trước khi dùng. Khi không sử dụng thuốc Cédesfarnin cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa.

Việc nắm rõ những thông tin về thuốc Cédesfarnin sẽ giúp quá trình sử dụng được hiệu quả, an toàn và mang đến kết quả tốt. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào người bệnh có thể trao đổi thêm với bác sĩ kê đơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan