Công dụng của thuốc Sultamicillin

Thuốc Sultamicillin là thuốc kháng sinh nhóm penicillin phối hợp được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh lậu không biến chứng, viêm bể thận, viêm tai giữa, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng hô hấp,... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh tác dụng phụ, người dùng cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

1. Tác dụng của thuốc Sultamicillin

Thuốc Sultamicillin là thuốc kháng sinh nhóm penicillin phối hợp giữa ampicillin và sulbactam, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý sau:

  • Bệnh lậu không có biến chứng
  • Viêm bể thận
  • Viêm tai giữa
  • Nhiễm trùng hô hấp
  • Nhiễm trùng tiết niệu
  • Nhiễm trùng liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A
  • Nhiễm trùng da và mô mềm do các chủng beta-lactamase của escherichia coli, staphylococcus aureus, bacteroides fragilis, proteus mirabilis, acinetobacter calcoaceticus
  • Nhiễm trùng trong ổ bụng do chủng beta-lactamase của klebsiella spp, enterobacter spp, bacteroides spp, escherichia coli.
  • Nhiễm trùng phụ khoa do chủng beta-lactamase của escherichia coli, bacteroides
  • Viêm tổ chức tại hốc mắt
  • Viêm phổi cộng đồng
  • Viêm phổi bệnh viện
  • Chứng viêm vùng chậu
  • Viêm cấp tính mũi xoang do vi trùng
  • Viêm nội tâm mạc do nhiễm khuẩn

Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Sultamicillin. Vì vậy, trước khi uống thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2. Cách sử dụng thuốc Sultamicillin

Thuốc Sultamicillin được bào chế với nhiều dạng khác nhau như hỗn hợp dịch uống Sultamicillin 250mg/5ml, dạng tiêm 250mg/5ml, viên nén 375mg và 750mg, viên nén bao phim 750mg, bột đông khô pha tiêm với hàm lượng lần lượt là 1,5g; 3g; 15g với tỷ lệ ampicillin: sulbactam là 2:1. Liều lượng sử dụng thuốc sẽ dựa trên tình trạng bệnh và độ tuổi của người bệnh.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc cùng hoặc không cùng với thức ăn, trước hoặc sau khi ăn. Tuy nhiên, để giảm tình trạng kích ứng dạ dày bạn có thể sử dụng kèm với thức ăn và cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy, không được nhai hoặc làm vỡ viên thuốc.

Để sử dụng thuốc an toàn hãy uống thuốc Sultamicillin theo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Sử dụng thuốc Sultamicillin thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó và có thể ngưng dùng thuốc nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào mới xuất hiện hay tình trạng bệnh không bớt sau 7 ngày. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân được tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Sultamicillin

Thuốc Sultamicillin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong và thường gặp có thể kể đến như:

  • Đau tại vị trí tiêm
  • Tiêu chảy
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Phát ban
  • Viêm tĩnh mạch
  • Trướng bụng
  • Lưỡi lông đen
  • Nhiễm nấm candida
  • Tức ngực
  • Ớn lạnh
  • Khó tiểu
  • Phù nề
  • Chảy máu cam
  • Ban đỏ
  • Mệt mỏi
  • Đầy hơi
  • Viêm lưỡi
  • Đau đầu
  • Ngứa
  • Khó chịu
  • Niêm mạc chảy máu
  • Buồn nôn
  • Viêm đại tràng giả mạc
  • Co giật
  • Giảm tiểu cầu
  • Bí tiểu
  • Nôn mửa
  • Căng cứng cổ họng

Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Sultamicillin mang lại. Khi dùng Sultamicillin vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Do vậy, khi có biểu hiện những triệu chứng bất thường, đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những dấu hiệu kèm theo như chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, phát ban, lo âu, suy giảm nhận thức, suy hô hấp và hôn mê, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được can thiệp y tế ngay lập tức.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Sultamicillin

Một số lưu ý khi sử dụng Sultamicillin bao gồm:

  • Thông báo tiền sử dị ứng với Sultamicillin phản ứng quá mẫn với ampicillin, kháng sinh nhóm penicillin, sulbactam và cephalosporin hay bất kỳ dị ứng nào khác. Sultamicillin có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thu nhuộm hay chất bảo quản.
  • Chống chỉ định dùng Sultamicillin với người bệnh có tiền sử vàng da, ứ mật và rối loạn chức năng gan có liên quan tới thuốc.
  • Không nên sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactamase cho bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân vì có nguy cơ bị phát ban da.
  • Nguy cơ bội nhiễm với mycotic hoặc các vi khuẩn gây bệnh thường liên quan tới candida và pseudomonas
  • Thận trọng khi sử dụng cho người bệnh bị dị ứng với carbapenem và cephalosporin
  • Theo dõi chặt chẽ chức năng gan trong quá trình điều trị Sultamicillin
  • Trong quá trình sử dụng thuốc Sultamicillin có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng trên da như hoại tử biểu bị nhiễm độc, viêm da tróc vảy, hội chứng stevens-johnson, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính. Nếu bệnh nhân phát ban da cần theo dõi chặt chẽ và dừng điều trị nếu tổn thương tiến triển
  • Đối với phụ nữ có thai phân loại mức độ an toàn của Sultamicillin là loại B và cần cân nhắc trước khi sử dụng thuốc
  • Sulbactam và ampicillin có thể bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp, do đó nên thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú

Nếu bạn quên uống một liều thuốc Sultamicillin, hãy bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm bạn nhớ ra gần với thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống hoặc tiêm thuốc như lịch trình ban đầu. Không được sử dụng với lượng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Sultamicillin hoặc nuốt phải có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó thở, ngất đi,...

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Sultamicillin, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.

Một số loại thuốc có thể gây tương tác với Sultamicillin bao gồm:

  • Methotrexe
  • Probenecid
  • Mycophenolate mofetil
  • Mycophenolic acid
  • Dicoumarol
  • Phenindione
  • Warfarin
  • Phenprocoumon
  • Acenocoumarol
  • 4-hydroxycou marin

6. Cách bảo quản thuốc Sultamicillin

Bảo quản thuốc Sultamicillin ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản Sultamicillin ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá và tránh xa nguồn nhiệt và ngọn lửa. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Sultamicillin trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc Sultamicillin tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình. Khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị hỏng không thể dùng được nữa hãy vứt bỏ và xử lý thuốc đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc Sultamicillin vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Sultamicillin an toàn để giúp bảo vệ môi trường.

Tóm lại, thuốc Sultamicillin là thuốc kháng sinh nhóm penicillin phối hợp được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh lậu không biến chứng, viêm bể thận, viêm tai giữa, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng hô hấp,... Tuy nhiên, Sultamicillin có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để giảm nguy cơ mắc tác dụng không mong muốn và đồng thời làm tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Đau quặn thận
    Điều trị viêm bể thận như thế nào?

    Chào bác sĩ. Em có tất cả triệu chứng của Viêm bể thận. Những triệu chứng đó là sốt, đôi khi sốt cao, lạnh run, ăn uống kém, mệt mỏi, đau thắt lưng, đau cạnh hông và vùng khớp háng, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • orafort 200
    Công dụng thuốc Orafort 200

    Thuốc Orafort 200 có thành phần chính là Ofloxacin, được sử dụng trong điều trị viêm bể thận, viêm tiền liệt tuyến, viêm bàng quang, nhiễm trùng do phẫu thuật, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng đường hô hấp và lậu ...

    Đọc thêm
  • rezoclav
    Công dụng thuốc Rezoclav

    Rezoclav là thuốc có thành phần chính Amoxicilin và Acid clavulanic. Thuốc được chỉ định trong điều trị ngắn hạn đa dạng nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau như đường hô hấp, tiết niệu-sinh dục, da và mô mềm, xương ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Xorimax 250mg
    Công dụng thuốc Xorimax 250mg

    Thuốc Xorimax 250mg là kháng sinh thế hệ 2, dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn theo chỉ định. Cùng tìm hiểu rõ hơn về Xorimax 250mg công dụng, liều dùng và thận trọng khi sử dụng... ngay sau đây.

    Đọc thêm
  • cefurimaxx
    Công dụng thuốc Cefurimaxx

    Thuốc Cefurimaxx thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Vậy thuốc Cefurimaxx có tác dụng gì và cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về ...

    Đọc thêm