Công dụng thuốc Afluria

Thuốc Afluria là một nhãn hiệu vắc xin cúm được bào chế ở dạng tiêm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do virus cúm. Vắc xin được phát triển bởi các chủng virus cúm bất hoạt được khuyến nghị bởi các chuyên gia y tế. Mặc dù vậy, thuốc Afluria có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn bao gồm: sốt cao, co giật, chảy máu bất thường... Vì vậy trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

1. Thuốc Afluria là gì

Thuốc Afluria thuộc nhóm vắc xin ngăn ngừa nhiễm trùng do virus cúm. Thuốc được hoạt động dựa trên cơ thế cho cơ thể người tiếp xúc với một lượng nhỏ virus đã được bất hoạt, giúp cơ thể có thể phát triển khả năng miễn dịch với bệnh do virus cúm gây ra.

Virus cúm có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua giọt bắn của nước bọt và tống ra ngoài không khí của người nhiễm bệnh khi ho hoặc hắt xì hơi. Ngoài ra, virus còn có thể truyền qua tiếp xúc với bề mặt hoặc chạm vào người mắc bệnh.

Thuốc Afluria được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em có độ tuổi trên 6 tháng tuổi.

Bị cúm thường nguy hiểm nhiều đến sức khoẻ so với việc tiêm chủng ngừa Afluria. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, nhưng rất hiếm khi gặp tác dụng phụ nghiêm trọng.

2. Cách sử dụng thuốc Afluria

Thuốc Afluria được sử dụng ở dạng tiêm vào cơ bắp. Vì vậy, nên thực hiện việc tiêm phòng ở các cơ sở y tế đảm bảo an toàn cho toàn bộ quá trình tiêm. Bạn nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm. Và khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ giảm dần trong 12 tháng sau khi tiêm thuốc Afluria.

Thời gian tiêm Afluria để đạt hiệu quả cao nhất thường vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm. Sau khi tiêm thuốc Afluria trong khoảng 24 giờ, nếu có triệu chứng sốt thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc điều trị sốt và giảm đau bằng các loại thuốc không chứa aspirin như acetaminophen hoặc ibuprofen.... Tuy nhiên, với trường hợp trẻ sốt và tình trạng sốt không thuyên giảm có thể xuất hiện rối loạn co giật như động kinh. Nếu gặp trường hợp sốt cao ở trẻ em thì cha mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đi bác sĩ kịp thời.

3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Afluria

Thuốc Afluria sẽ không nên sử dụng cho các đối tượng có những dấu hiệu bao gồm:

Để đảm bảo nhận được toàn bộ lợi ích của thuốc Afluria bạn cần báo cho bác sĩ biết về tình trạng hiện tại của mình chẳng hạn như: tình trạng rối loạn chảy máu hoặc đông máu hoặc dễ bị bầm tím, rối loạn thần kinh hoặc các bệnh có ảnh hưởng đến não bộ, những người có tiền sử co giật, những người có hệ thống miễn dịch yếu do mắc bệnh, cấy ghép tủy xương, hoặc sử dụng thuốc điều trị ung thư.

Trường hợp bạn bị cảm lạnh nhẹ vẫn có thể chủng ngừa với thuốc Afluria. Tuy nhiên, với trường hợp nặng hơn và kèm theo sốt hoặc dấu hiệu nhiễm trùng thì nên đợi khi khỏi bệnh rồi tiếp tục thực hiện chủng ngừa thuốc Afluria.

Với đối tượng phụ nữ đang mang thai thì được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo nên tiêm phòng cúm trong ba tháng bất kỳ của thai kỳ để bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ thai nhi không mắc cúm.

Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể về việc liệu vắc xin virus cúm có thể đi vào sữa mẹ hoặc liệu loại thuốc này có gây hại cho em bé khi bú hay không. Vì vậy, trước khi chủng ngừa cho những đối tượng này cần cân nhắc cùng với bác sĩ để có thể nhận được nhiều lợi ích nhất từ việc tiêm phòng cúm.

4. Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Afluria

Thuốc Afluria sẽ không thể gây bệnh cho bạn do thành phần có chứa virus cúm bất hoạt. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn và có thể giống như cúm. Hoặc bạn có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nếu bạn tiêm vắc xin tăng cường với Afluria sau mũi đầu tiên.

Vì vậy, bạn cần phải theo dõi kỹ lưỡng các phản ứng sau khi nhận mũi tiêm từ thuốc Afluria. Nếu bạn gặp các dấu hiệu như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, sưng cổ họng, sốt cao, co giật, chảy máu bất thường... thì bạn nên báo ngay cho bác sĩ để có thể xử trí kịp thời.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ ít nghiêm trọng như sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, đau khớp hoặc đau cơ bắp...

Thuốc Afluria có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy trước khi thực hiện chủng ngừa bạn nên thông báo cho bác sĩ các loại thuốc mà bạn đã sử dụng trước đó để bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp cho bạn. Những loại thuốc tương tác với Afluria bao gồm: phenytoin, theophylin, các chất làm loãng máu - warfarin, coumadin, jantoven, một số loại thuốc uống steroid, thuốc điều trị vảy nến, thuốc viêm khớp dạng thấp, hoặc các rối loạn tự miễn, các loại thuốc điều trị hoặc ngăn ngừa thải ghép nội tạng,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

41 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan