Công dụng thuốc Anyfen

Thuốc Anyfen được bào chế dưới dạng viên nang mềm với thành phần chính là Dexibuprofen. Thuốc Anyfen được sử dụng trong điều trị một số bệnh xương khớp, giảm đau.

1. Thuốc Anyfen có tác dụng gì?

Mỗi viên nang mềm thuốc Anyfen có chứa 300mg Dexibuprofen cùng tá dược vừa đủ. Dexibuprofen là đồng phân quang học S (+) của Ibuprofen, là một loại thuốc kháng viêm không steroid. Cũng giống như các thuốc kháng viêm không steroid khác, dexibuprofen có tác dụng kháng viêm, hạ sốt và giảm đau. Cơ chế tác dụng của dexibuprofen là ức chế prostaglandin synthetase và do vậy ngăn chặn tạo ra thromboxan, prostaglandin và các sản phẩm khác của cyclooxygenase. Dexibuprofen là loại thuốc có độ an toàn cao nhất trong các thuốc kháng viêm không steroid.

Chỉ định: Thuốc Anyfen được sử dụng trong các trường hợp như sau:

  • Làm giảm các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp dễ kích thích;
  • Làm giảm các triệu chứng đau nhẹ và giảm đau lưng, đau do cảm lạnh thông thường, giảm đau sau phẫu thuật, viêm khớp khô, tổn thương mô mềm (thâm tím, bong gân), bệnh gút cấp tính;
  • Làm giảm đau thứ cấp trong viêm khớp, viêm bao gân, viêm gân, viêm màng hoạt dịch.

Chống chỉ định: Không được sử dụng thuốc Anyfen trong các trường hợp như sau:

  • Người bệnh loét đường tiêu hóa;
  • Người bệnh rối loạn huyết học mức độ nặng;
  • Bệnh nhân bị rối loạn thận mức độ nặng;
  • Người bệnh cao huyết áp mức độ nặng;
  • Bệnh nhân bị suy chức năng tim mức độ nặng;
  • Người bệnh quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc Anyfen;
  • Người bệnh bị co thắt phế quản, hen suyễn khi sử dụng Aspirin, có các phản ứng nhạy cảm khác bởi Aspirin hoặc các tác nhân kháng viêm không steroid khác.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Anyfen

Cách dùng: Sử dụng thuốc Anyfen bằng cách uống trọn viên với một cốc nước.

Liều dùng:

  • Đối với người lớn: Dùng 300mg thuốc Anyfen/lần x 3 - 4 lần/ngày; liều tối đa là 1.200mg/ngày;
  • Đối với trẻ dưới cân nặng dưới 30kg: Liều dùng Anyfen không quá 300mg/ngày, khuyến cáo nên sử dụng liều nhỏ nhất.

Lưu ý: Liều sử dụng thuốc Anyfen nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều sử dụng Anyfen cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều sử dụng thuốc Anyfen phù hợp nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Quá liều và cách xử lý:

  • Nếu sử dụng quá liều thuốc Anyfen, thường áp dụng phương pháp điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Có thể áp dụng một số biện pháp như sau để tăng đào thải và bất hoạt thuốc: Gây nôn, rửa dạ dày, lợi tiểu, tẩy muối hoặc cho bệnh nhân uống than hoạt tính;
  • Nếu trường hợp nặng khi quá liều Anyfen: Thực hiện truyền máu hoặc thẩm tách máu. Bởi vì thuốc Anyfen gây toan hóa và đào thải qua nước tiểu nên về mặt lý thuyết sẽ có lợi khi cho truyền dịch kiềm và lợi tiểu.

Quên 1 liều thuốc Anyfen: Trong trường hợp này, bệnh nhân nên được bổ sung ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu thời gian sử dụng liều Anyfen mới sắp đến thì hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều mới như bình thường. Chú ý không được tự ý gấp đôi liều Anyfen vì có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

3. Tác dụng phụ của thuốc Anyfen

Trong quá trình sử dụng thuốc Anyfen, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:

  • Sốc: Hiếm khi xảy ra nên cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào, nên ngưng dùng thuốc, can thiệp điều trị thích hợp;
  • Huyết học: Hiếm khi xảy ra giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu không tái tạo, thiếu máu tan huyết, ban xuất huyết dị ứng, ban xuất huyết và làm giảm hemoglobin;
  • Hệ tiêu hóa: Loét đường tiêu hóa (có/không xảy ra thủng ruột, xuất huyết), thực quản bị tổn thương, hiếm khi xảy ra xuất huyết nhưng không loét. Đôi khi buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, chán ăn, khó tiêu, khó chịu, tiêu chảy; hiếm khi xảy ra viêm miệng, chướng bụng, táo bón, khát nước;
  • Da: Hiếm trường hợp bị hội chứng Lyell’s (bong biểu bì độc cấp) và hội chứng Stevens - Johnson;
  • Gan: Vàng da hiếm khi xảy ra, đôi khi có hiện tượng tăng GOT, ALP, GPT và các triệu chứng khác;
  • Mẫn cảm: Hiếm khi xảy ra eczema, co thắt phế quản, phát ban. Đôi khi triệu chứng ngứa và phát ban có thể xảy ra;
  • Cơ quan cảm giác (hệ giác quan): Rối loạn thị giác như mờ, ám điểm, ù tai, câm điếc, loạn vị giác hiếm khi xảy ra;
  • Hệ thần kinh trung ương: Hiếm khi thấy viêm màng não do virus, buồn nôn, nôn mửa đau đầu, sốt, mất ngủ và rối loạn ý thức có thể xảy ra. Nên đặc biệt chú ý đối với các bệnh mô liên kết hỗn hợp (MCTD) và các bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE);
  • Hệ tuần hoàn: Hiếm khi bị huyết áp giảm, tăng huyết áp và đánh trống ngực;
  • Thận: Hiếm khi xảy ra suy thận cấp, huyết niệu, protein niệu, giảm niệu, tăng kali huyết tăng creatinin máu; có thể giảm thể tích nước tiểu, phù toàn thân;
  • Một số tác dụng phụ khác: Sốt, khó chịu hay đôi khi bị phù mặt.

Bệnh nhân và người nhà cần báo cáo cho bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu gặp các tác dụng phụ của thuốc Anyfen, nhất là các tác dụng phụ nghiêm trọng để được tư vấn và hỗ trợ khắc phục.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Anyfen

Một số điều cần người bệnh lưu ý trước và trong khi sử dụng thuốc Anyfen:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc ở người có tiền sử bị loét đường tiêu hóa, rối loạn huyết học, suy chức năng tim, suy thận và gan, quá mẫn, cao huyết áp, mắc bệnh mô liên kết hỗn hợp (MCTD) hoặc lupus ban đỏ hệ thống (SLE), ung thư dạ dày, viêm loét ruột kết, mắc bệnh Crohn’s;
  • Người già, trẻ nhỏ và trẻ em cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc Anyfen;
  • Điều trị bằng thuốc kháng viêm giảm đau chỉ là phương pháp điều trị triệu chứng. Trong trường hợp sử dụng cho các người bệnh mãn tính nên nhớ: Khi dùng thuốc Anyfen để điều trị trong thời gian dài nên kiểm tra định kỳ (công thức máu, thử nước tiểu, chức năng gan). Nếu có các phản ứng phụ xảy ra thì nên giảm liều và dừng sử dụng thuốc;
  • Lưu ý khi điều trị cùng với các loại thuốc khác:
    • Trong trường hợp sử dụng thuốc Anyfen cho các bệnh nhân cấp tính nên lưu ý cẩn thận với các trường hợp sốt nặng, đau và viêm cấp tính;
    • Nên tránh điều trị trong thời gian dài liên tục đối với các loại thuốc tương tự;
    • Đối với trường hợp sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm, thời gian điều trị là trong vòng 5 ngày;
    • Nên theo dõi tình trạng cũng như các phản ứng phụ của người bệnh. Vì có thể xảy ra những hiện tượng như suy sụp sức khỏe, hạ thân nhiệt quá mức và liệt đầu chi. Trẻ em bị sốt cao, người cao tuổi hoặc người bệnh lao phổi được theo dõi cẩn thận;
    • Hiệu quả kháng viêm của thuốc Anyfen có thể làm mất các biểu hiện và triệu chứng của nhiễm trùng. Do vậy nên dùng chung thuốc với một loại kháng sinh phù hợp và theo dõi trong suốt quá trình điều trị;
    • Tránh sử dụng chung với các loại thuốc kháng viêm khác;
    • Để tránh các phản ứng phụ xảy ra, nên sử dụng liều thấp nhất cho người già khỏe mạnh và trẻ em;
  • Khả năng vận hành máy móc và lái xe: Trong quá trình điều trị bằng thuốc Anyfen, khả năng phản ứng của người bệnh có thể bị suy giảm nếu xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn ý thức, nhức đầu. Do vậy, cần phải thật thận trọng khi vận hành máy móc và lái xe khi uống thuốc để đảm bảo an toàn. Trường hợp sử dụng Anyfen đơn liều hay dùng trong thời gian ngắn, thông thường không có lưu ý gì đặc biệt;
  • Thời kỳ mang thai: Cho đến hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát về việc sử dụng thuốc Anyfen ở phụ nữ mang thai, do đó chỉ nên dùng thuốc này trong thời gian mang thai nếu thật cần thiết và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn. Đã có những ghi nhận về các thuốc NSAIDs khác gây tổn tại tuần hoàn thai nhi. Nghiên cứu khả năng sinh sản ở trên chuột cống trong thời kỳ cuối của giai đoạn mang thai, ghi nhận thuốc Anyfen làm hẹp ống động mạch;
  • Thời kỳ cho con bú: Do thuốc Anyfen được bài tiết qua sữa nên Anyfen được khuyến cáo không sử dụng cho bà mẹ đang trong quá trình cho con bú;
  • Độ an toàn và hiệu quả của thuốc Anyfen ở trẻ em dưới 4 tuổi hiện chưa được xác định;
  • Thận trọng khi dùng thuốc đối với các bệnh nhân dễ bị các tác dụng phụ. Đặc biệt nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu lực cho người cao tuổi suy yếu hoặc người cân nặng nhẹ.

5. Tương tác thuốc Anyfen

Tương tác thuốc là yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm gia tăng sự xuất hiện/cường độ của các tác dụng phụ. Một số tương tác thuốc Anyfen là:

  • Thận trọng khi dùng phối hợp Anyfen với các loại thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển angiotensin vì có thể làm giảm các tác dụng điều trị tăng huyết áp;
  • Thận trọng khi dùng phối hợp Anyfen với các loại thuốc chống đông thuộc nhóm Coumarin (Warfarin) vì có thể làm tăng tác dụng;
  • Thận trọng khi dùng phối hợp thuốc Anyfen với Aspirin vì có thể làm giảm tác dụng của Dexibuprofen và các NSAIDs khác;
  • Không dùng phối hợp Anyfen với Methotrexat vì làm tăng độc tính trên máu của Methotrexat;
  • Thận trọng khi dùng phối hợp Anyfen với Furosemid vì có thể làm giảm công dụng. Người bệnh nên được theo dõi về các dấu hiệu của suy giảm chức năng thận;
  • Thuốc Anyfen làm giảm nồng độ lithi trong huyết tương và độ thanh thải lithi ở thận. Nên chú ý theo dõi các triệu chứng độc tính của lithi khi dùng chung với lithi.

Bệnh nhân và người nhà hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ khi điều trị bằng thuốc Anyfen để đạt được hiệu quả tốt, hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm. Đồng thời, người bệnh cần báo cho bác sĩ về các loại thuốc mình đã dùng/đang dùng để được điều chỉnh phù hợp, tránh nguy cơ tương tác thuốc.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Farel
    Công dụng thuốc Farel

    Thuốc Farel được bào chế ở dạng gel bôi da với thành phần chính là hoạt chất Dimethyl sulfoxide. Vậy thuốc Farel chữa bệnh gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Consensi
    Công dụng thuốc Consensi

    Consensi là một loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm xương khớp ở người lớn. Thuốc Consensi là thuốc kê đơn, nên để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác ...

    Đọc thêm
  • Centica
    Công dụng thuốc Centica

    Thuốc Centica nằm trong nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid. Thuốc có tác dụng chính trong việc điều trị các bệnh xương khớp. Việc hiểu và nắm rõ công dụng giúp quá trình điều trị ...

    Đọc thêm
  • uptaflam
    Công dụng thuốc Uptaflam

    Thuốc Uptaflam dạng viên nén với tác dụng giảm đau nhanh chóng được chỉ định sử dụng trong các trường hợp điều trị dài ngày bệnh viêm khớp mạn tính, thoái hóa khớp. Để đảm bảo hiệu quả khi sử ...

    Đọc thêm
  • Opebutal 750
    Công dụng thuốc Opebutal 750

    Opebutal 750 là thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Thuốc Opebutal 750 được điều chế ở dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Nabumeton hàm ...

    Đọc thêm