Công dụng thuốc Avandamet

Thuốc Avandamet là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Việc nắm rõ thông tin về thuốc Avandamet sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được tốt hơn.

1. Thuốc Avandamet là thuốc gì?

Thuốc Avandamet là sản phẩm kết hợp của metformin và rosiglitazone, đây là hai loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường uống giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Thuốc Avandamet được sử dụng cùng với chế độ ăn uống và tập thể dục để cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở người lớn mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Bạn không nên sử dụng thuốc Avandamet trong các trường hợp sau:

Thuốc Avandamet không được phép sử dụng bởi bất kỳ ai dưới 18 tuổi. Nếu bạn cần thực hiện bất kỳ hình thức chụp X-quang hoặc CT nào có sử dụng thuốc nhuộm tiêm vào tĩnh mạch, bạn sẽ cần tạm thời ngừng sử dụng thuốc Avandamet.

Một số người sử dụng metformin phát triển một tình trạng nghiêm trọng gọi là nhiễm axit lactic. Điều này có thể xảy ra nhiều hơn nếu bạn bị bệnh gan hoặc thận, suy tim sung huyết, đau tim hoặc đột quỵ, nhiễm trùng nặng.

Để đảm bảo thuốc Avandamet an toàn, hãy nói với bác sĩ nếu bạn đã từng bị:

  • Bệnh tim, suy tim sung huyết.
  • Phù
  • Bệnh thận
  • Một vấn đề với tuyến thượng thận hoặc tuyến yên
  • Bệnh gan
  • Các vấn đề về mắt do bệnh tiểu đường gây ra.

Phụ nữ có thể dễ bị gãy xương ở cánh tay, bàn tay hoặc bàn chân hơn nam giới khi dùng thuốc có chứa rosiglitazone như là Avandamet.

Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc Avandamet nếu bạn đang mang thai. Kiểm soát lượng đường trong máu là điều rất quan trọng trong thời kỳ mang thai và nhu cầu về liều lượng thuốc của bạn có thể khác nhau trong mỗi giai đoạn của thai kỳ. Bên cạnh đó, bạn không nên cho con bú khi sử dụng thuốc Avandamet.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Avandamet

Hãy sử dụng thuốc Avandamet chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng thuốc Avandamet với số lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với khuyến cáo.

Tình trạng đường huyết thấp (hạ đường huyết) có thể xảy ra với tất cả những người mắc bệnh tiểu đường. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm đói, nhức đầu, đổ mồ hôi, khó chịu, chóng mặt, buồn nôn, nhịp tim nhanh, run rẩy hoặc cảm thấy lo lắng. Để nhanh chóng điều trị tình trạng lượng đường trong máu thấp, hãy luôn giữ bên mình những nguồn cung cấp đường có tác dụng nhanh như là nước hoa quả, kẹo cứng, bánh quy giòn, nho khô hoặc các loại nước ngọt không ăn kiêng.

Bác sĩ có thể kê một bộ tiêm khẩn cấp glucagon để sử dụng trong trường hợp bạn bị hạ đường huyết nghiêm trọng và không thể ăn uống. Hãy chắc chắn rằng người thân và bạn bè thân thiết của bạn biết cách tiêm loại thuốc này cho bạn trong trường hợp khẩn cấp.

Lượng đường trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, bệnh tật, phẫu thuật, tập thể dục, sử dụng rượu hoặc bỏ bữa. Hỏi bác sĩ trước khi thay đổi liều lượng hoặc lịch dùng thuốc Avandamet trong các trường hợp này..

Nếu bổ sung thêm vitamin B12 trong khi đang dùng thuốc Avandamet, bạn hãy chỉ uống đúng lượng vitamin B12 mà bác sĩ đã kê đơn. Thuốc Avandamet chỉ là một phần của phác đồ điều trị hoàn chỉnh cũng có thể bao gồm chế độ ăn kiêng, tập thể dục, kiểm soát cân nặng, kiểm tra đường huyết thường xuyên và chăm sóc y tế đặc biệt. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận.

Liều thuốc Avandamet thông thường được khuyến cáo cho người lớn cho bệnh tiểu đường loại 2:

Liều ban đầu của thuốc Avandamet (rosiglitazone 2mg/metformin 500 mg) uống một lần hoặc hai lần một ngày. Nếu hemoglobin glycosyl hóa (HbA1c) lớn hơn 11% hoặc glucose huyết tương lúc đói lớn hơn hơn 270 mg/dL thì cân nhắc liều khởi đầu của thuốc Avandamet là uống hai lần một ngày. Tăng liều thuốc Avandamet nếu không được kiểm soát đầy đủ sau 4 tuần, liều tối đa là 4 viên/ngày.

3. Tác dụng phụ của thuốc Avandamet

Tìm kiếm trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng với thuốc Avandamet bao gồm: Phát ban, ngứa, khó thở, khó nuốt, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có các biểu hiện sau:

  • Thay đổi trong tầm nhìn của bạn.
  • Cảm giác có thể ngất đi.
  • Thiếu máu - da nhợt nhạt, cảm thấy choáng váng hoặc khó thở, nhịp tim nhanh, khó tập trung.
  • Các triệu chứng đau tim như đau hoặc tức ngực, đau lan đến hàm hoặc vai, buồn nôn, đổ mồ hôi.
  • Dấu hiệu của suy tim như khó thở (ngay cả khi đang nằm), sưng phù ở bàn chân hoặc mắt cá chân, tăng cân nhanh chóng.
  • Các vấn đề về gan như buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng trên, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, phân có màu đất sét, vàng da hoặc vàng mắt.
  • Phản ứng da nghiêm trọng với các biểu hiện như sốt, đau họng, sưng tấy ở mặt hoặc lưỡi, nóng rát ở mắt, đau da sau đó phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc phần trên cơ thể) và gây phồng rộp và bong tróc.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Avandamet có thể bao gồm:

Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc Avandamet, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

4. Tương tác của thuốc Avandamet với các loại thuốc khác

Trước khi dùng hãy nói chuyện với bác sĩ về tất cả các loại thuốc nào bạn đang sử dụng, đặc biệt là:

  • Insulin hoặc các loại thuốc tiểu đường uống khác.
  • Thuốc tim mạch hoặc thuốc huyết áp.
  • Thuốc giảm cholesterol.

Thuốc Avandamet không được khuyến cáo sử dụng với insulin. Dùng thuốc này trong khi bạn đang sử dụng insulin có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim nghiêm trọng.

Trên đây là tất cả những thông tin về thuốc Avandamet, hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp quá trình dùng thuốc điều trị bệnh ở bệnh nhân tiểu đường được hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

112 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan