Công dụng thuốc Azicrom 500

Azicrom 500 là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp, nhiễm khuẩn da... Để hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Azicrom 500 người dùng có thể theo dõi bài viết sau đây.

1. Azicrom 500 là thuốc gì?

Azicrom 500 là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm, được sản xuất và phát triển bởi Công ty TNHH Dược phẩm OPV - VIỆT NAM.

Azicrom 500 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói theo hộp. 1 hộp 1 vỉ, mỗi vỉ 3 viên nén.

Thành phần thuốc:

  • Azithromycin: 500mg: Đây là một kháng sinh bán tổng hợp họ macrolide phân nhóm azalide. Azithromycin có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn ribosom của vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng.
  • Tá dược khác.

2. Thuốc Azicrom 500 có tác dụng gì?

Thuốc Azicrom 500 có tác dụng điều trị bệnh:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: viêm phế quản cấp, viêm phổi
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm yết hầu.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn mô mềm.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam và nữ chưa biến chứng do vi khuẩn Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae gây ra.

3. Cách dùng, liều lượng thuốc Azicrom 500

Dùng thuốc Azicrom 500 theo đường uống.

Uống thuốc 1 lần/ngày, uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc uống 2 giờ sau khi ăn.

Người lớn: Ngày đầu tiên uống một liều 500 mg, 4 ngày tiếp theo dùng với liều lượng đơn 250 mg/ngày.

Chỉ định dùng thuốc Azicrom 500 với liều lượng 1g trong điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn truyền qua đường sinh dục do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis.

Các bệnh nhiễm khuẩn khác do vi khuẩn nhạy cảm gây ra: Liều dùng uống 500mg/ngày, uống ngày 1 lần, dùng liên tục trong 3 ngày (tổng liều 1,5 g).

Thay đổi cách dùng khác: Uống 500 mg, ngày uống 1 lần vào ngày đầu tiên, sau đó ngày sau giảm liều lượng xuống 250 mg, ngày uống 1 lần, uống liên tiếp trong vòng 4 ngày tiếp theo (tổng liều trong 5 ngày là 1,5 g).

Trẻ em: Uống 10 mg/kg cho ngày đầu tiên, sau đó giảm còn 5 mg/kg/ngày từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 hoặc có thể uống 10 mg/kg/ngày x 3 ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Azicrom 500 khi nào?

Không chỉ định sử dụng thuốc Azicrom 500 cho người bị mẫn cảm với thành phần azithromycin hoặc các nhóm macrolid có trong thuốc Azicrom 500.

5. Tác dụng phụ thuốc Azicrom 500

Trong quá trình sử dụng thuốc Azicrom 500 có thể gây ra các phản ứng ngoài ý muốn, phổ biến như:

Thường gặp:

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng

Ít gặp:

  • Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ
  • Tiêu hóa: Đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon
  • Da: Phát ban, ngứa

Hiếm gặp:

  • Toàn thân: Phản ứng phản vệ
  • Da: phù mạch
  • Máu: giảm nhẹ bạch cầu trung tính nhất thời.

6. Xử trí khi quên liều hoặc uống quá liều thuốc

Quên liều: Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Quá liều: Sử dụng quá liều thuốc Azicrom 500 có thể gây ra các triệu chứng như: giảm sức nghe, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,...

Khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường khi quá liều, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế để được xử lý kịp thời.

7. Lưu ý khác thuốc Azicrom 500

Không nên sử dụng thuốc Azicrom 500 trong khi mang thai và trong thời kỳ cho con bú trừ khi thật sự cần thiết, cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích nếu sử dụng.

Nguy cơ bội nhiễm những vi khuẩn không nhạy cảm và viêm đại tràng giả mạc có thể gặp trong khi sử dụng bất kỳ kháng sinh phổ rộng nào, nên thận trọng khi dùng Azithromycin.

Thương tổn thận: Không cần phải điều chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinin lớn hơn 40mL/phút).

Tuy nhiên chưa có một dữ liệu nào liên quan đến sử dụng thuốc Azicrom 500 trên bệnh nhân suy thận nặng hơn, do đó nên thận trọng khi sử dụng thuốc Azicrom 500 cho những bệnh nhân này.

Thương tổn gan: Vì hệ thống gan mật là con đường đào thải chính của Azicrom 500, không nên sử dụng Azicrom 500 cho bệnh nhân có thương tổn gan.

Ngoài những thông tin chia sẻ về công dụng Azicrom 500, nếu người bệnh trong quá trình sử dụng có thêm thắc mắc gì có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn chuyên sâu.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • pasoxime 1g
    Công dụng thuốc Pasoxime 1g

    Thuốc Pasoxime thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Sanseptol
    Công dụng thuốc Sanseptol

    Thuốc Sanseptol thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Với thành phần chính là Trimethoprim.Sulfamethoxazol. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • viciticarlin
    Công dụng thuốc Viciticarlin

    Viciticarlin điều chế dưới bột pha tiêm/ truyền tĩnh mạch. Thuốc Viciticarlin là thuốc kháng sinh dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn theo chỉ định. Cùng tìm hiểu rõ hơn Viciticarlin công dụng, cách dùng, liều dùng ngay sau ...

    Đọc thêm
  • vagonxin
    Công dụng thuốc Vagonxin

    Vagonxin thuốc kháng sinh dạng tiêm/ truyền tĩnh mạch, dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Để dùng thuốc an toàn, trước khi sử dụng người bệnh cần tìm hiểu rõ hơn về thuốc Vandoxin, công dụng, lưu ý gì ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Clindamark
    Công dụng thuốc Clindamark

    Thuốc Clindamark thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nang. Thuốc có thành phần chính là clindamycin hydrochloride được chỉ định trong phòng ngừa viêm màng ...

    Đọc thêm